Vệ sinh lò nướng thường xuyên là cách tốt nhất để tăng tuổi thọ và độ bền cho lò nướng. Một số mẫu lò nướng cao cấp có chế độ tự làm sạch giúp việc vệ sinh thuận tiện và nhàn hạ. Quy trình vệ sinh lò nướng thủ công cũng rất đơn giản với 4 bước: Đợi lò nướng nguội; vệ sinh riêng các phụ kiện khay nướng, vỉ nướng; vệ sinh bên trong khoang lò và làm sạch bên ngoài lò nướng.
Lò nướng được làm sạch, loại bỏ nấm mốc, mùi hôi và rỉ sét hiệu quả với chanh, giấm, baking soda hoặc các dung dịch tẩy rửa chuyên dụng. Khi vệ sinh lò nướng, hãy đảm bảo lò đã nguội hoàn toàn để tránh nguy cơ bị bỏng; tránh sử dụng các chất tẩy rửa mạnh gây hại cho lớp phủ bên trong của lò; làm sạch các phụ kiện như khay nướng, vỉ nướng riêng biệt và vệ sinh lò nướng định kỳ để ngăn ngừa mùi hôi, tránh ẩm mốc và rỉ sét.
Cách sử dụng chế độ tự làm sạch của lò nướng
Dưới đây là 4 bước sử dụng tính năng tự làm sạch của lò nướng:
- Bước 1: Bỏ các vật dụng không cần thiết ra khỏi lò: Tháo các khay nướng, vỉ nướng và các phụ kiện khác trong lò ra ngoài. Các phụ kiện của lò nướng có thể được rửa sạch bằng nước rửa chén hoặc làm sạch bằng máy rửa bát (chén).
- Bước 2: Lựa chọn và thiết lập chế độ tự làm sạch: Tìm và chọn chế độ làm sạch trên bảng điều khiển của lò nướng.
- Bước 3: Chờ quá trình vệ sinh hoàn tất: Lò nướng tự động khóa cửa và sử dụng các công nghệ chuyên biệt như nung ở nhiệt độ cao hay dùng hơi nước nóng để làm sạch cặn thức ăn bám trên bề mặt trong lò. Thời gian vệ sinh kéo dài 1 – 3 giờ tùy theo model lò nướng.
- Bước 4: Lau sạch toàn bộ lò nướng: Khi lò nướng đã nguội hoàn toàn, dùng khăn ướt hoặc giấy mềm lau sạch bên trong lò nướng và loại bỏ các cặn bẩn đã được xử lý.
Chế độ tự làm sạch (Self-cleaning mode) là một tính năng được tích hợp sẵn trong các lò nướng hiện đại, giúp làm sạch bề mặt trong lò một cách thuận tiện và hiệu quả. Các công nghệ được sử dụng cho chế độ làm sạch của lò nướng bao gồm:
- Công nghệ thủy phân Hydro Clean: Dùng hơi nước nhiệt cao để loại bỏ các chất cặn thừa bám trên khoang lò.
- Công nghệ nhiệt phân Pyrolytic: Sử dụng nhiệt độ cao từ 400°C – 500°C để chuyển các tàn dư thức ăn thành tro dễ dàng lau sạch.
- Công nghệ làm sạch Catalytic: Sử dụng các chất xúc tác phủ bên trong lò nướng giúp hấp thụ và phân hủy các dầu mỡ và các cặn thức ăn ở nhiệt độ cao (200°C). Kết thúc quá trình làm sạch của lò, bạn chỉ cần lau bên trong lò bằng khăn ướt sạch.
- Công nghệ làm sạch Eco Clean: Sử dụng lớp men gốm vi mô đặc biệt để hấp thụ và phân hủy chất béo và dầu mỡ trong quá trình nấu nướng. Công nghệ Eco Clean là phương pháp làm sạch lò nướng tiên tiến được phát triển bởi Bosch,
Chế độ tự làm sạch được trang bị ở lò nướng âm tủ cao cấp của các thương hiệu gia dụng nổi tiếng như Bosch, Miele, Siemen, Electrolux, Teka,…
Quy trình làm sạch lò nướng thủ công
Quy trình vệ sinh lò nướng thủ công gồm 4 bước sau:
1. Bước 1: Đợi lò nướng nguội hoàn toàn trước khi bắt đầu làm sạch
Chờ lò nướng nguội hoàn toàn trước khi làm sạch giúp giảm nguy cơ bị bỏng khi thao tác. Thông thường, bạn chỉ cần chờ 15 – 20 phút sau khi tắt lò là có thể vệ sinh lò nướng.
2. Bước 2: Vệ sinh riêng các phụ kiện khay nướng, vỉ nướng
Lấy các phụ kiện của lò nướng như khay nướng, vỉ nướng ra khỏi lò. Ngâm khay nướng và vỉ nướng trong nước rửa chén pha loãng trong 15 – 30 phút để làm mềm dầu mỡ và cặn thức ăn. Sau đó, dùng bọt biển hoặc búi rửa bát chà lên vỉ hoặc khay nướng để loại bỏ vết bẩn. Cuối cùng, tráng sạch sẽ các phụ kiện lò nướng bằng nước và phơi khô.
Bạn có thể làm sạch khay nướng, vỉ nướng bằng máy rửa bát (chén), nếu nhà sản xuất cho phép.
3. Bước 3: Vệ sinh bên trong khoang lò
Dùng khăn mềm hoặc bọt biển nhúng các dung dịch làm sạch như nước rửa chén pha loãng , dung dịch giấm, chanh,… để lau sạch từng bề mặt bên trong lò nướng. Dùng các dung dịch tẩy rửa chuyên dụng hoặc hỗn hợp baking soda và giấm để loại bỏ các vết bẩn cứng đầu. Lau sạch lại toàn bộ khoang lò bằng khăn ẩm. Mở cửa lò nướng để lò khô thoáng.
4. Bước 4: Làm sạch bên ngoài lò nướng
Lau toàn bộ bề mặt bên ngoài lò nướng bằng khăn ẩm. Với các vết bẩn cứng đầu, dùng khăn nhúng nước rửa chén loãng hoặc xịt dung dịch lau kính/ dung dịch tẩy rửa đa năng lên vết bẩn cứng. Sau 15 phút, lau lại bề mặt lò nướng bằng khăn sạch.
Cách vệ sinh lò nướng bằng giấm
Để vệ sinh lò nướng bằng giấm, pha 1 thìa (muỗng) giấm trắng với nước trong bát sứ hoặc bát thủy tinh chịu nhiệt. Cho bát nước vào lò nướng trong 2 – 3 phút với mức nhiệt độ cao nhất. Dung dịch giấm sẽ bay hơi, làm mềm cặn thức ăn, dầu mỡ và khử sạch mùi. Bỏ bát giấm ra khỏi lò nướng và lau sạch lòng lò bằng khăn ẩm để loại bỏ mùi giấm.
Giấm là nguyên liệu có vị chua, được sử dụng phổ biến trong nấu ăn. Giấm là một chất khử mùi hôi và chất tẩy rửa các vết bẩn hiệu quả.
Cách vệ sinh lò nướng bằng baking soda
Để làm sạch lò nướng với baking soda, pha 3,5 gram muối baking soda với 300 ml nước và 100 ml giấm để tạo thành một hỗn hợp đặc. Thoa hỗn hợp này lên các vết mỡ và vết bẩn trong lò nướng và để 15 – 20 phút. Sau đó, lau sạch hỗn hợp baking soda và vết bẩn bằng khăn ẩm hoặc miếng bọt biển.
Baking soda (còn được gọi là muối nở hay thuốc muối) là một hợp chất vô cơ thường dùng trong nấu nướng, làm đẹp, y tế,… Baking soda còn có tác dụng làm sạch, tẩy rửa các vết bẩn cứng đầu hiệu quả.
Cách vệ sinh lò nướng bằng chanh
Để vệ sinh lò nướng bằng chanh, cắt chanh thành lát hoặc vắt nước cốt chanh vào một bát nước. Cho bát nước vào lò nướng và bật nhiệt độ cao nhất cho đến khi xuất hiện hơi nước trong lò. Sau đó, bạn tắt lò, đợi lò nguội. Dùng vỏ chanh xát lên các vết bẩn và mỡ bám trong lò nướng. Cuối cùng, dùng khăn ẩm hoặc bọt biển để lau sạch toàn bộ khoang lò.
Chanh là một loại trái cây giàu vitamin C phổ biến tại Việt Nam. Axit citric trong nước chanh có tính kháng khuẩn mạnh mẽ, giúp chanh trở thành chất tẩy rửa tự nhiên, loại bỏ mùi hôi hiệu quả.
Cách vệ sinh lò nướng bị mốc
Để làm sạch lò nướng bị mốc, bạn sử dụng nước rửa chén hoặc các chất tẩy rửa tự nhiên như giấm, baking soda, chanh, hoặc dùng tính năng tự vệ sinh của lò nướng (nếu có). Các bước vệ sinh lò nướng bị mốc giống như quy trình làm sạch lò nướng thông thường. Sau khi vệ sinh trong khoang lò, để lò nướng khô ráo hoàn toàn để ngăn ngừa mốc tái phát.
Mốc là sự phát triển của nấm mốc và vi sinh vật trong môi trường ẩm ướt. Mốc gây hỏng hoặc giảm tuổi thọ của các thiết bị, dụng cụ. Không vệ sinh sạch vết mốc trong lò nướng khiến vi sinh vật bay vào thức ăn. Tiêu thụ thức ăn có nấm mốc có thể ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp, tiêu hóa, gây dị ứng và mệt mỏi.
Cách làm sạch lò nướng bị rỉ sét
Để làm sạch lò nướng bị rỉ sét, bạn thực hiện một trong các phương pháp sau:
- Vệ sinh lò bằng chanh, giấm, baking soda.
- Sử dụng các dung dịch chuyên dụng làm sạch lò nướng như Denkmit, Dr. Beckmann, Bref Power. Xịt dung dịch vào chỗ rỉ và để 15 – 20 phút, sau đó lau sạch dung dịch tẩy rửa bằng khăn ẩm và mở lò nướng để lò khô thoáng.
Rỉ sét là quá trình oxy hóa kim loại khi tiếp xúc với không khí và nước ở môi trường có độ ẩm cao. Lò nướng thường bị rỉ ở phần kim loại bên trong khoang lò hoặc các phụ kiện khay nướng, vỉ nướng. Tiêu thụ thức ăn có lẫn một lượng nhỏ rỉ sét không gây hại cho sức khỏe của bạn, theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA), trừ khi bạn mắc hemochromatosis, khiến các cơ quan nội tạng của bạn giữ lại chất sắt. Tuy nhiên, không vệ sinh vết rỉ sét sẽ khiến lò nướng của bạn nhanh hỏng.
Cách khử mùi lò nướng bị hôi
Để khử mùi hôi trong lò nướng một cách an toàn, hãy dùng các nguyên liệu sẵn có như vỏ chanh hoặc cam, muối, bã trà hoặc bã cà phê, giấm hoặc nước sôi. Cách làm như sau:
- Cách 1: Đặt vỏ chanh hoặc vỏ cam trực tiếp trong lò nướng để hút mùi hôi.
- Cách 2: Rải 1 – 2 thìa muối lên khay nướng và cho khay vào lò. Làm nóng lò nướng ở nhiệt độ 120℃ trong 3 – 6 phút. Sau khi lò đã nguội, bỏ muối ra và dùng khăn ẩm lau lại khoang lò.
- Cách 3: Đặt khay đã được rải đều bã trà hoặc bà cà phê vào trong lò nướng. Bật lò nướng ở nhiệt độ 120°C – 150°C trong 20 – 30 phút. Đợi lò nguội, loại bỏ bã trà hoặc bã cà phê và lau sạch lò nướng bằng khăn ẩm.
- Cách 4: Pha 2 thìa giấm vào bát chứa 200 ml nước. Cho bát giấm vào lò nướng rồi đun nóng ở 100°C – 120°C trong 3 – 5 phút. Bỏ bát giấm ra và mở cửa lò nướng 2 – 3 giờ để mùi giấm bay hết. Để lò khô hoàn toàn trước khi đóng lò.
- Cách 5: Đặt bát nước sôi vào lò nướng. Hơi nước sẽ giúp làm giảm mùi trong lò nướng. Cách khử mùi hôi bằng nước sôi kém hiệu quả hơn 4 cách khử mùi ở trên.
Vệ sinh lò nướng thủy tinh như thế nào?
Hướng dẫn vệ sinh lò nướng thủy tinh như sau:
- Bước 1: Rút nguồn điện và đợi lò nguội hoàn toàn trước khi bắt đầu làm sạch.
- Bước 2: Mở nắp lò. Dùng khăn ẩm thấm nước rửa bát để lau sạch bề mặt thủy tinh ở nắp lò, sau đó lau lại bằng khăn thấm nước sạch. Không để nước bắn vào phần điện đốt nóng phía trên nắp.
- Bước 3: Rửa vỉ nướng và thân lò (làm bằng thủy tinh) với nước rửa bát và nước sạch. Không sử dụng chất tẩy rửa mạnh hoặc dung dịch có tính acid mạnh để tránh làm mờ bề mặt thủy tinh.
- Bước 4: Để các bộ phận của lò nướng khô tự nhiên hoặc lau khô bằng khăn sạch.
Lò nướng thủy tinh (lò nướng halogen) là dạng lò nướng có thân làm bằng thủy tinh và được làm nóng bởi bóng đèn halogen gắn trên nắp lò. Vệ sinh lò nướng thủy tinh đơn giản hơn lò nướng thùng thông thường vì lò nướng thủy tinh ít bộ phận và nắp lò có thể tháo rời khỏi thân lò.
Lưu ý khi vệ sinh lò nướng tại nhà
Dưới đây là các lưu ý khi vệ sinh lò nướng tại nhà:
- Để lò nguội hoàn toàn trước khi bắt đầu làm sạch để tránh nguy cơ bị bỏng.
- Sử dụng các dung dịch làm sạch lành tính như nước rửa bát pha loãng, baking soda, giấm trắng, chanh.
- Tránh sử dụng các chất tẩy rửa mạnh như acid muriatic (axit muối), NaOH (natri hidroxit) và các chất hóa học khác. Chất tẩy rửa mạnh sẽ phá hủy lớp phủ bên trong của lò nướng và khiến lò dễ bị rỉ sét.
- Làm sạch các phụ kiện như khay nướng, vỉ nướng, xiên quay riêng biệt.
- Vệ sinh lò nướng định kỳ, ít nhất 1 lần/tháng, để ngăn ngừa mùi hôi và ẩm mốc, hạn chế rỉ sét và tích tụ cặn bẩn.
Làm sạch lò nướng thường xuyên giúp lò nướng sạch sẽ, món ăn thơm ngon và tăng tuổi thọ của lò. Khi không được vệ sinh sạch sẽ, vụn thức ăn thừa trong lò sẽ bị đốt cháy và sinh ra các khí độc hại cho sức khỏe như SO2, NO2, CO.
Vệ sinh lò nướng khi mới mua về như thế nào?
Làm sạch lò nướng mới mua về bằng chế độ tự vệ sinh của lò (nếu có) hoặc khử mùi hôi bằng vỏ cam/ chanh, muối, giấm, bã trà, bã cà phê, nước sôi. Bạn nên tham khảo hướng dẫn vệ sinh lò nướng lần đầu của nhà sản xuất. Lò nướng khi mới mua về nên được vệ sinh để loại bỏ mùi nhựa, các chất bảo quản, tạp chất của sản phẩm mới. Từ đó, giúp thức ăn không bị ám mùi hôi khi nấu nướng.
Tại sao lò nướng bị hôi?
Lò nướng có thể bị hôi do các nguyên nhân như:
- Mảng bám thức ăn và dầu mỡ bám trong khoang lò
- Thức ăn nướng cháy chưa được loại bỏ hết
- Bụi và dầu mỡ tích tụ ở khe hở và các khu vực khó tiếp cận trong lò
- Chất tẩy rửa lò nướng chứa nhiều hương liệu không được làm sạch hoàn toàn.
Tại sao lò nướng bị rỉ sét?
Lò nướng có thể bị rỉ sét do các nguyên nhân sau:
- Được bảo quản hoặc sử dụng trong môi trường ẩm ướt.
- Làm bởi chất liệu không chống rỉ.
- Bị xước trên bề mặt và tiếp xúc với môi trường có độ ẩm cao
- Sử dụng các chất tẩy rửa mạnh hoặc có tính axit cao làm giảm lớp phủ bảo vệ của lò nướng.
- Vệ sinh không thường xuyên.
Lò nướng thùng loại nào dễ vệ sinh?
Một số mẫu lò nướng thùng dễ vệ sinh nhất hiện nay là Sharp EO-A384RCSV-ST (dung tích lớn và thiết kế dễ làm sạch, Hauswirt I7 (lòng lò tráng men), Panasonic NU-SC180BYUE (có chế độ tự làm sạch bằng hơi nước). Tham khảo bài viết review lò nướng gia đình trên Blog Tranthuyduyen để biết được ưu – nhược điểm của các lò nướng thùng kể trên.