Máy ép chậm là thiết bị giúp ép lấy nước từ các loại trái cây, rau củ và tách bỏ phần bã với tốc độ chậm. Sử dụng máy ép chậm đúng cách đem lại nhiều lợi ích như thu được nước ép nguyên chất với hàm lượng dinh dưỡng tối đa, giữ nguyên hương vị của rau quả và không bị lợn cợn khi uống, giảm thiểu sự oxy hóa trong quá trình ép.
6 bí quyết để sử dụng máy ép tốc độ chậm đúng là:
- Sơ chế nguyên liệu đúng cách trước khi ép
- Đưa nguyên liệu vào máy theo đúng thứ tự
- Cho rau củ quả từ từ vào máy ép chậm
- Sử dụng đúng loại bộ lọc máy ép chậm
- Chỉ ép nguyên liệu một lần duy nhất
- Vệ sinh máy ép ngay sau khi dùng
Bên cạnh đó, khi sử dụng máy ép hoa quả chậm, bạn cần tránh một số sai lầm sau: Sử dụng loại nguyên liệu không phù hợp, dùng rau quả đã bị héo, dùng sai dụng cụ nhồi, để nước ép quá lâu rồi mới sử dụng. Tránh được những sai lầm này sẽ giúp bạn dùng máy ép dễ dàng, tăng độ bền, và quan trọng hơn nữa là đảm bảo sức khỏe cho bạn và gia đình.
1. Sơ chế nguyên liệu đúng cách trước khi ép
Sơ chế nguyên liệu đúng cách trước khi cho vào máy ép chậm giúp tối ưu khả năng hoạt động và hạn chế tình trạng kẹt máy. Nguyên liệu được sơ chế sạch sẽ là yếu tố quan trọng để cho ra nước ép thành phẩm thơm ngon, không bị nhiễm khuẩn, chất bẩn hay thuốc trừ sâu.
Các bước sơ chế nguyên liệu cho nước ép bao gồm:
- Rửa sạch: Bạn cần rửa rau củ quả bằng nước sạch để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và thuốc trừ sâu trong quá trình sản xuất, vận chuyển. Để tăng cường hiệu quả làm sạch, bạn có thể ngâm rau quả với muối hay nước ngâm hoa quả hữu cơ.
- Bỏ vỏ và hạt: Tùy vào từng loại rau quả mà bạn có thể bỏ vỏ hoặc không. Chẳng hạn, cần bỏ vỏ đối với cam, cóc, bí đao,… và không cần bỏ vỏ của nho, cà chua, dưa leo,… Với những loại quả có hạt cứng như lê, táo, mận (quả mận Bắc),… bạn phải bỏ hạt trước khi ép để không làm ảnh hưởng đến chất lượng nước ép và làm hỏng trục máy ép.
- Cắt nhỏ các loại rau có xơ dài: Các loại rau có xơ dài như cần tây, măng tây hay dứa (thơm),… cần được cắt thành các đoạn nhỏ. Để nguyên miếng dài sẽ khiến xơ bị cuốn vào trục máy ép và bộ lọc, không đẩy được ra ngoài và gây kẹt máy.
2. Đưa nguyên liệu vào máy đúng thứ tự
Thứ tự đúng để đưa nguyên liệu vạo máy ép chậm là “mềm trước, cứng sau, ít xơ trước, nhiều xơ sau”. Nếu máy ép trái cây chậm của bạn có nhiều mức tốc độ thì bạn nên bắt đầu ở mức công suất thấp để ép rau quả mềm và chuyển sang mức công suất cao hơn để ép các rau quả cứng hơn, theo hướng dẫn của hãng máy ép chậm Mỹ Hamilton Beach.
Để ép những lát quả mỏng hoặc các loại rau nhỏ, bạn hãy kẹp chúng vào giữa các nguyên liệu cứng hơn, ví dụ như kẹp rau bina giữa hai miếng táo. Nếu không, lát quả mỏng hoặc rau sẽ bị đẩy nguyên si ra ngoài mà không ép được chút nước nào.
3. Cho rau quả từ từ vào máy ép chậm
Đưa rau củ quả từ từ vào máy ép chậm giúp tránh gây kẹt máy. Mặc dù nguyên liệu đã được cắt thành miếng nhỏ, xong nếu bạn cho dồn dập rau củ quả vào máy thì sẽ vượt quá dung tích khuyến nghị của máy và khiến trục ép không kịp xử lý nguyên liệu.
Cách đúng để cho nguyên liệu vào máy ép chậm là cắt trái cây, rau củ thành miếng vừa rồi cho vào máy từng ít một, sau đó dùng dụng cụ nhồi đi kèm theo máy để đẩy nguyên liệu xuống. Nếu máy ép tốc độ chậm bị tắc, hãy tắt và tháo máy rồi lấy bớt rau củ ra ngoài.
4. Sử dụng đúng loại bộ lọc máy ép chậm
Có ba loại bộ lọc (lưới lọc) của máy ép rau củ quả chậm là bộ lọc thô, bộ lọc mịn và bộ lọc làm kem, khác nhau ở kích thước lỗ trên lưới lọc.
- Bộ lọc thô (hay còn gọi là bộ lọc sinh tố) là bộ lọc có lỗ lọc kích thước lớn, phù hợp để ép nước của những loại hoa quả mềm như dâu tây, kiwi, táo,… Thành phẩm là những ly nước ép đậm đặc do vẫn lẫn một chút thịt quả, nhưng không sánh đặc như sinh tố. Không dùng bộ lọc thô cho những loại củ cứng như cà rốt, củ dền, hay quả có nhiều hạt cứng như ổi vì có thể bị tắc lưới lọc.
- Bộ lọc mịn (hay còn gọi là bộ lọc ép hoa quả cứng) là bộ lọc có lỗ cực nhỏ, phù hợp để ép nước từ các loại rau củ quả cứng hoặc có nhiều xơ. Nước ép thành phẩm sẽ rất mịn, không lẫn xơ hay thịt quả.
- Bộ lọc làm kem là bộ lọc gần như không có lỗ và thường được làm bằng nhựa. Mục đích của bộ lọc làm kem là hạn chế tách nước và đẩy toàn bộ thịt quả đông lạnh qua cửa xả bã, tạo thành món kem hoa quả đông lạnh.
Tùy thuộc vào nhu cầu và loại nguyên liệu mà bạn chọn loại bộ lọc cho phù hợp. Bạn lưu ý là không phải mọi dòng máy ép tốc độ chậm đều được trang bị đủ 3 loại lưới lọc kể trên.
5. Chỉ ép nguyên liệu một lần
Các loại máy ép chậm chất lượng tốt có thể ép kiệt đến 98% nước từ rau quả. Vì vậy việc ép lại bã là không cần thiết. Khi cho bã rau củ quả vào máy ép lại, bạn hầu như không thu được thêm nước ép. Việc ép lại bã gây tốn thời gian và khiến nước ép thành phẩm để lâu trong không khí bị oxy hóa nhiều hơn. Nếu bạn muốn tách thêm nước trái cây từ phần bã, hãy vắt lại bã qua rây lọc hoặc túi lọc.
6. Vệ sinh máy ép trái cây chậm ngay sau khi dùng
Làm sạch máy ép chậm ngay sau khi sử dụng giúp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và kéo dài tuổi thọ của máy. Phần bã rau củ còn sót lại trong máy có thể bị khô lại dẫn đến khó vệ sinh, hoặc có thể bị ôi thiu hay lên mốc. Vết mốc hay bã rau củ bị hỏng không được làm sạch hoàn toàn sẽ khiến thành phẩm của những lần ép sau đó bị mất an toàn vệ sinh. Ăn hoặc uống phải thực phẩm bị mốc có thể khiến bạn xuất hiện các triệu chứng như khó thở, buồn nôn, nhiệt độ tăng cao hoặc tiêu chảy, theo Cleveland Clinic.
Để vệ sinh máy ép trái cây chậm, bạn hãy rút phích cắm điện của máy sau khi dùng. Sau đó, bạn tháo rời các bộ phận ngược lại với thứ tự lắp. Tiếp đến, bạn loại bỏ toàn bộ phần bã rau quả và rửa sạch trục ép, khay chứa, lưới lọc, ống tiếp thực phẩm, dụng cụ nhồi và cốc đựng với nước. Cuối cùng là để khô những bộ phận này và lắp lại máy.
Sai lầm cần tránh khi dùng máy ép hoa quả chậm
Các sai lầm bạn cần tránh khi sử dụng máy ép hoa quả chậm được liệt kê dưới đây:
- Sử dụng sai loại rau củ quả
- Dùng những loại rau quả đã héo
- Dùng không đúng dụng cụ nhồi
- Để nước ép quá lâu mới uống
Sử dụng sai loại nguyên liệu
Bạn không nên cho vào máy ép chậm các loại nguyên liệu nhiều bột, nhuyễn mịn như xoài, bơ, chuối,… Các loại quả này ít nước và có tính chất đặc, nhiều thịt quả nên máy ép chậm sẽ rất khó tách nước từ chúng. Bạn nên xay những loại quả này thành hỗn hợp sinh tố để có thể ăn được cả phần xơ của quả, rất tốt cho hệ tiêu hóa. Bạn cũng không nên cho mía, quả có hạt lớn mà chưa được tách hạt, các loại hạt cứng chưa ngâm (hạnh nhân, hạt điều, macca,…) vào máy ép chậm vì có thể gây kẹt máy hay vỡ trục ép.
Bạn chỉ nên cho vào máy ép chậm các loại nguyên liệu mọng nước như:
- Trái cây: Táo, lê, cam, quýt, bưởi, dứa, dưa lưới, dưa hấu, kiwi, nho, dâu tây, việt quất,…
- Rau củ: Cà rốt, dưa chuột, cần tây, rau chân vịt (rau bina), cà chua, cải xoăn,…
Máy ép tốc độ chậm có ép được các loại hạt không?
Có, máy ép chậm ép được các loại hạt. Sữa hạt là một trong những món làm được bằng máy ép chậm, giúp bạn tiết kiệm chi phí mua thiết bị làm sữa hạt riêng biệt. Để làm sữa hạt bằng máy ép tốc độ chậm, bạn cho hạt đã ngâm vào cối ép cùng với nước rồi bật máy.
Máy ép chậm có ép được dừa không?
Có, máy ép chậm có thể ép được dừa, tạo ra thành phẩm là nước cốt dừa nguyên chất. Để ép dừa bằng máy ép trái cây chậm, bạn cắt cùi dừa (cơm dừa) thành miếng vừa, sau đó đưa từ từ vào máy.
Máy ép chậm có ép được hạt ổi không?
Có, máy ép hoa quả chậm có thể ép được hạt ổi. Tuy vậy, bạn nên ép ổi cùng với các loại quả cứng hơn hoặc rau có nhiều xơ để hạt ổi được cuốn ra ngoài, tránh gây nghẽn máy. Lưu ý, bạn cần dùng lưới lọc mịn để ép ổi do đây là lưới lọc có lỗ rất nhỏ, hạt ổi không thể lọt qua gây tắc lưới lọc hoặc lọt vào nước ép thành phẩm.
Máy ép rau quả chậm có ép được rau má không?
Có, máy ép chậm ép được rau má. Cách làm nước ép rau má như sau: Rửa sạch rau má với nước sạch, sau đó để ráo. Cho rau má từ từ vào máy ép rau quả chậm, và dùng dụng cụ nhồi để đẩy rau má xuống trục ép. Một số công thức nước ép rau má ngon là rau má dứa ổi, rau má dừa, rau má cà rốt,…
Máy ép chậm có ép được mía không?
Không, máy ép rau quả chậm không ép được mía do mía rất cứng và có nhiều xơ dài. Dùng máy ép tốc độ chậm để ép mía có thể gây mẻ trục ép hoặc kẹt bã bên trong máy. Cách tốt nhất để ép nước mía là dùng máy ép mía chuyên dụng.
Máy ép rau củ quả chậm có ép được cà rốt không?
Có, máy ép chậm hoàn toàn ép được cà rốt. Bạn nên cắt cà rốt thành miếng kích thước vừa phải rồi cho vào máy ép từ từ. Một vài cách kết hợp cà rốt với các loại rau quả khác để làm nước ép là cà rốt ổi, cà rốt dưa leo, cà rốt cần tây,…
Máy ép chậm có xay sinh tố được không?
Không, máy ép chậm không thể xay sinh tố. Máy ép chậm dùng lực ép để tách lấy phần nước nguyên chất từ các loại trái cây, rau củ và loại bỏ phần chất xơ và thịt quả. Thành phẩm của máy ép chậm là nước ép. Trong khí đó, sinh tố là phương pháp xay nhuyễn toàn bộ rau củ, trái cây với chất lỏng như nước, sữa,… để thu được một hỗn hợp dạng đặc. Để làm ra sinh tố, bạn cần dùng máy xay sinh tố.
Dùng nguyên liệu đã héo
Rau củ quả bị héo do mất nước. Vì thế, khi ép nguyên liệu héo bằng máy ép tốc độ chậm sẽ không thu được nhiều nước ép. Hơn nữa, rau củ không còn tươi đã mất đi một phần vitamin, khoáng chất so với ban đầu. Để đảm bảo thu được lợi ích sức khỏe tối đa từ nước ép rau củ quả, bạn chỉ nên dùng những nguyên liệu tươi mới.
Có cần làm lạnh rau quả trước khi ép không?
Bạn nên làm lạnh rau quả trước khi ép. Mặc dù bạn không bắt buộc phải ép hoa quả lạnh, nhưng theo hãng máy ép chậm cao cấp Hurom, nguyên liệu lạnh cho năng suất ép cao hơn so với nguyên liệu ở nhiệt độ phòng. Lý do là chất xơ trong rau quả lạnh trở nên cứng hơn, nên khi ép sẽ cho ra nhiều nước hơn.
Dùng sai dụng cụ nhồi
Dụng cụ nhồi (còn gọi là thanh đẩy hoa quả) là phụ kiện dùng để đẩy rau củ quả từ phần ống tiếp nguyên liệu xuống phần trục ép. Mỗi kiểu máy ép tốc độ chậm sẽ có dụng cụ nhồi trái cây riêng biệt. Dùng sai dụng cụ nhồi (như thìa, đũa) sẽ gây mất an toàn cho bạn, làm mẻ trục ép hoặc khiến vật dụng bị kẹt trong khoang máy và khó gỡ ra.
Để nước ép quá lâu trước khi sử dụng
Nước ép trái cây tươi dễ lên men và bị hỏng nếu để lâu trong nhiệt độ phòng, đặc biệt là khi thời tiết nóng. Theo một nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Kỹ thuật Viti-Viniculture Thiểm Tây (Đại học Northwest A&F, Trung Quốc), nước ép dưa hấu tươi giữ được chất lượng dinh dưỡng cũng như màu sắc tốt trong vòng 2 giờ, ở nhiệt độ 25℃. Ở mức nhiệt 37℃ giá trị dinh dưỡng và màu sắc đều kém đi sau 2 giờ.
Vì thế, bạn nên uống nước ép rau củ quả sau khi ép xong, càng sớm càng tốt. Không nên làm sẵn nước ép trái cây cho nhiều ngày và dự trữ trong tủ lạnh để tiết kiệm thời gian. Theo nghiên cứu của Đơn vị nghiên cứu cây trồng phân tử thuộc Đại học Chulalongkorn (Bangkok, Thái Lan), các đặc tính hóa lý, khả năng chống oxy hóa và hàm lượng các hợp chất hoạt tính sinh học của nước ép làm bằng máy ép chậm không thay đổi trong vòng 5 ngày, nếu được bảo quản trong tủ lạnh. Sau ngày thứ 5, giá trị dinh dưỡng của nước ép bắt đầu giảm mạnh.