Máy ép chậm là thiết bị chăm sóc sức khỏe gia đình hữu ích nhờ khả năng tách nước trong rau củ quả ra khỏi phần bã với tốc độ chậm, nhờ đó giữ lại nhiều vitamin, khoáng chất và bảo toàn chất dinh dưỡng tốt hơn so với máy ép nhanh.
Máy ép chậm loại nào tốt nhất? 9 dòng máy ép trái cây chậm tốt nhất trên thị trường hiện nay được tổng hợp trong danh sách dưới đây:
- Máy ép chậm tốt nhất: Olivo SJ200 (2.890.000 đồng)
- Máy ép chậm cao cấp: Hurom H400 (11.440.000 đồng)
- Máy ép chậm trục ngang tốt nhất: Venko VS30 (1.710.000 đồng)
- Máy ép chậm công suất lớn nhất: Kalite KL-599 (5.890.000 đồng)
- Máy ép chậm mini tốt nhất: Elmich Smartcook JES-3897OL (1.000.000 đồng)
- Máy ép chậm trục ngang cao cấp: Omega CNC82S/CNC82R (6.990.000 đồng)
- Máy ép chậm cho gia đình lớn: Kuvings NS-321CBM2 (10.440.000 đồng)
- Máy ép chậm giá rẻ: Gilux GLT25 (1.389.000 đồng)
- Máy ép chậm nhỏ gọn, hạn chế kẹt bã: Panasonic PAVH-MJ-L500SRA (6.130.000 đồng)
Để chọn mua máy ép hoa quả chậm tốt nhất, bạn cần xem xét nhiều tiêu chí, bao gồm tốc độ quay của trục ép, trục ép đứng hay trục ngang, các loại lưới lọc, dung tích khoang ép, công suất, giá cả và thương hiệu. Với sự đa dạng của sản phẩm máy ép tốc độ chậm trên thị trường, hiểu rõ cách đánh giá các tiêu chí trên là điều vô cùng quan trọng.
Bài viết này cũng sẽ giúp bạn tìm hiểu các điểm giống nhau và khác nhau của máy ép chậm và máy ép ly tâm. Từ đó, bạn sẽ hiểu được lợi ích vượt trội của máy ép chậm trong việc chăm sóc sức khỏe. Phân loại máy ép chậm, ưu điểm và nhược điểm, và các món ăn có thể làm bằng thiết bị này cũng sẽ được mình chia sẻ trong bài viết. Cuối cùng, mình sẽ hướng dẫn bạn cách dùng và vệ sinh máy ép rau củ quả chậm đúng cách, để tăng hiệu quả và độ bền sản phẩm.
1. Máy ép chậm Olivo SJ200
Máy ép chậm tốt nhất hiện nay (Giá tham khảo: 2.890.000 đồng)
- Công suất: 260W
- Số vòng quay: 39 vòng/phút
- Khoang chứa nước ép: 400 ml
- Kích thước: 230x160x505 mm
- Trọng lượng: 5,58 kg
Ưu điểm
- Thiết kế hiện đại, sang trọng
- Có thanh gạt silicon chống kẹt bã
- Ép nguyên quả, tự cắt
- Có lưới làm kem riêng
- Giá thành hợp lý
Nhược điểm
- Dễ bị kẹt khi ép loại rau có nhiều xơ
- Ép trái cây mọng nước chưa kiệt bã lắm
Máy ép chậm Olivo SJ200 cho nước ép mịn và sánh, đặc biệt hiệu quả khi ép rau củ quả to và cứng. Công suất của máy ép tốc độ chậm Olivo SJ200 là 260W, khá cao so với mặt bằng chung. Do vậy, máy có thể dễ dàng ép các loại nguyên liệu cứng như cóc, ổi, cà rốt,…
Tuy nhiên, máy ép chậm Olivo SJ200 vẫn có khả năng bị kẹt khi ép rau nhiều xơ như cần tây, hay bã ép vẫn ẩm nếu ép trái cây nhỏ hoặc mọng nước. Đây là nhược điểm chung của dòng máy ép chậm trục đứng ở phân khúc giá này.
Lưới lọc của Olivo SJ200 có 3 tầng, lỗ rất nhỏ nên lọc bã tốt. Nếu bạn muốn uống nước ép mịn hơn nữa thì chỉ cần lọc nước ép qua rây một lần nữa là được. Đặc biệt, máy ép chậm Olivo SJ200 được trang bị thêm thanh gạt silicon liên tục gạt bã ở xung quanh lưới lọc, hạn chế tối đa tắc nghẽn và giúp việc vệ sinh dễ dàng hơn. Olivo SJ200 cũng có sẵn một lưới lọc làm kem riêng biệt, giúp bạn làm kem trái cây đông lạnh ngon hơn.
Một điểm nổi bật của máy ép chậm Olivo SJ200 là ống tiếp nguyên liệu có đường kính 80mm, cho phép bạn ép trái cây nguyên quả như táo, lê, cam,…
Tóm lại, mình đánh giá Olivo SJ200 là chiếc máy ép chậm có mức giá vừa phải và các tính năng ưu việt so với mức giá, rất đáng để đầu tư.
2. Máy ép chậm cao cấp Hurom H400
Máy ép chậm cao cấp (Giá tham khảo: 11.440.000 đồng)
- Công suất: 150W
- Số vòng quay: 75 vòng/phút
- Khoang chứa nước ép: 500 ml
- Khoang chứa nguyên liệu: 2 lít
- Kích thước: 169x261x471 mm
- Trọng lượng: 6,7 kg
Ưu điểm
- Tự động cắt rau củ quả
- Khoang chứa nguyên liệu cực lớn
- Trục ép kết hợp lưới lọc
- Thời gian hoạt động kéo dài
- Cảm biến thông minh, an toàn
- Có nhiều màu sắc để lựa chọn
Nhược điểm
- Giá thành cao
- Trọng lượng máy nặng
Hurom H400 là dòng máy ép chậm hiện đại nhất của thương hiệu cao cấp Hurom đến từ Hàn Quốc. Máy ép chậm Hurom H400 có tính năng giống với dòng máy Hurom H300 trước đó của hãng (mình đã review năm 2023). Điểm khác biệt là Hurom H400 tích hợp ngăn chứa bã ngay sau thân máy, trong khi khay đựng bã của máy ép chậm Hurom H300 nằm ở bên ngoài.
Hurom tuyên bố rằng hãng sử dụng công nghệ ép chậm tiên tiến bậc nhất, hạn chế sinh nhiệt và giữ trọn vẹn chất dinh dưỡng. Mình không tìm thấy thông tin chi tiết về công nghệ ép của Hurom. Tuy nhiên, máy ép chậm Hurom H400 được người dùng đánh giá là ép rất kiệt bã, nước ép ngon và không bị phân tầng.
Với mình, điểm khác biệt lớn nhất của máy ép chậm Hurom H400 so với các sản phẩm khác trên thị trường là thiết kế trục ép. Trục ép của Hurom H400 không thiết kế dạng rãnh xoắn mà gồm 2 phần khớp lại với nhau, có thiết kế giống như tích hợp trục ép với lưới lọc (Hurom H400 không có lưới lọc rời). Nhờ vậy, Hurom H400 không bị kẹt khi ép các nguyên liệu nhiều xơ hay xơ dài như cần tây mà lại rất dễ vệ sinh, thậm chí không cần dùng bàn chải. Ngoài ra, một lưỡi dao còn được gắn sẵn vào trục ép để cắt nguyên liệu tự động, giảm thời gian sơ chế.
Một số ưu điểm khác cũng rất đáng kể và khiến máy ép chậm Hurom H400 xứng đáng thuộc dòng máy cao cấp, đó là: khoang chứa nguyên liệu cực lớn với ống tiếp nguyên liệu 13,6 cm, có thể vừa làm nước ép vừa làm kem mà không cần thay bộ lọc, thiết kế sang trọng và có nhiều màu sắc, vệ sinh cực kỳ đơn giản, ép liên tục được 30 phút mới cần nghỉ.
Nhược điểm của máy ép chậm Hurom H400 là giá thành cao và máy hơi nặng, khó di chuyển. Tuy nhiên, khi so sánh với các dòng máy ép trái cây chậm giá rẻ và trung bình, bạn sẽ thấy tính năng và thiết kế của Hurom H400 cực kỳ vượt trội. Nếu bạn có kinh tế dư dả thì đây là một chiếc máy ép chậm rất đáng đầu tư.
3. Máy ép chậm trục ngang Venko VS30
Máy ép chậm trục ngang tốt nhất (Giá tham khảo: 1.710.000 đồng)
- Công suất: 200W
- Số vòng quay: 50 – 110 vòng/phút
- Khoang chứa nước ép: 400 ml
- Kích thước: 378x165x375 mm
- Trọng lượng: 5,6 kg
Ưu điểm
- Không bị kẹt khi ép rau nhiều xơ
- Đầu tiếp nguyên liệu rộng
- Có 2 tốc độ ép
- Dễ dàng tháo lắp, vệ sinh
- Giá thành rẻ
Nhược điểm
- Chỉ có một loại bộ lọc
- Nước ép rau còn bị lợn cợn
- Ép nguyên liệu mọng nước không kiệt bã
Máy ép chậm Venko VS30 là dòng máy ép trục ngang, không gây kẹt máy khi ép các loại rau nhiều xơ, nên được nhiều người thích nước ép rau ưa chuộng. Dạng máy ép trục ngang như Venko VS30 cũng rất dễ tháo lắp và vệ sinh, do lưới lọc thiết kế đơn giản.
Điểm trừ của chiếc máy ép chậm trục ngang Venko VS30 này là chỉ có một loại lưới lọc, với lỗ khá lớn, nên nước ép thành phẩm vẫn còn lợn cợn. Bạn nên rây lại một lần để nước ép mịn hơn. Với bộ lọc này, máy vẫn có khả năng làm kem, hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu sử dụng đa dạng.
Bù lại, máy ép chậm Venko VS30 có thiết kế miệng ống tiếp nguyên liệu khá rộng nên có thể ép nguyên củ, nguyên quả, giảm thiểu được thời gian sơ chế.
Với công suất khá cao là 200W thì máy ép chậm Venko VS30 có thể ép mọi loại nguyên liệu từ trái cây mềm đến củ quả cứng. Điểm khác biệt của Venko VS30 so với các sản phẩm máy ép chậm khác là có 2 mức tốc độ: mức độ 1 (50 – 60 vòng/phút) để ép nguyên liệu mềm, ít xơ và mức độ 2 (100 – 110 vòng/phút) để ép nguyên liệu cứng hoặc nhiều xơ. Đặc điểm này cho phép máy tiết kiệm công năng hơn.
Tóm lại, với mức giá khá rẻ, chỉ khoảng 1,7 triệu đồng, mình đánh giá tính năng của máy ép chậm Venko VS30 tốt và các nhược điểm có thể chấp nhận được. Nếu bạn là người thường xuyên ép rau lá, cần tây hoặc đang cần tìm một chiếc máy ép chậm giá rẻ thì nên cân nhắc Venko VS30.
4. Máy ép chậm Kalite KL-599
Máy ép chậm gia đình công suất lớn (Giá tham khảo: 5.890.000 đồng)
- Công suất: 400W
- Tốc độ quay: 50 vòng/phút
- Kích thước: 160x230x400 mm
- Trọng lượng: 7,8 kg
Ưu điểm
- Công suất ép siêu lớn
- 3 lưới lọc khác nhau
- Có khuôn làm đậu phụ
- Ống tiếp nguyên liệu cỡ lớn, ép nguyên quả
- Tiếng ồn thấp
Nhược điểm
- Giá khá cao
- Vẫn có thể kẹt bã lúc ép rau
- Thiết kế cồng kềnh, máy nặng
Máy ép chậm Kalite KL-599, với công suất 400W, là một trong những chiếc máy ép chậm gia đình công suất lớn nhất hiện nay (cùng với Klarstein 400W của Đức). Nhờ đó, Kalite KL-599 có thể ép được mọi nguyên liệu, cả loại mềm, cứng, nhiều xơ. Chất lượng nước ép của máy ép chậm Kalite KL-599 được người dùng đánh giá rất cao, rất mịn và ít bị lợn cợn, bã ép rất kiệt, ngoại trừ ép rau lá và cần tây.
Cấu tạo và thiết kế của máy ép chậm Kalite KL-599 tương tự như các dòng máy ép chậm trục đứng khác, nhưng phần thân máy hơi cồng kềnh và trọng lượng khá nặng (7,8 kg). Tuy nhiên, thiết kế này rất chắc chắn, giảm rung lắc tốt khi máy ép nguyên liệu cứng.
Máy ép trái cây tốc độ chậm Kalite KL-599 được trang bị đủ 3 loại lưới lọc, gồm lưới thép mỏng lỗ to (lưới sinh tố), lưới lọc mịn lỗ nhỏ và lưới làm kem không lỗ. Điểm đặc biệt nhất là Kalite KL-599 còn trang bị thêm cho bạn khuôn làm đậu phụ để bạn tự làm đậu phụ tại nhà.
Máy ép chậm Kalite KL-599 có mức giá gần 6 triệu đồng thuộc phân khúc cao cấp. Hiệu quả ép nước của máy rất tốt, tính năng đa dạng, chất liệu bền bỉ và có thiết kế chắc chắn. Nếu bạn có kinh tế dư giả thì máy ép chậm Kalite KL-599 là một sản phẩm rất đáng cân nhắc đầu tư.
5. Máy ép chậm mini Elmich Smartcook JES-3897OL
Máy ép chậm mini tốt nhất (Giá tham khảo: 1.000.000 đồng)
- Công suất: 130W
- Số vòng quay: 70 vòng/phút
- Kích thước: 105x120x350 mm
- Trọng lượng: 1,37 kg
Ưu điểm
- Thiết kế siêu nhẹ và nhỏ gọn
- Công suất mạnh so với dòng máy ép chậm mini
- Dễ tháo lắp, vệ sinh
- Chất liệu an toàn cho sức khỏe
- Thương hiệu uy tín
- Giá rẻ
Nhược điểm
- Cần cắt nhỏ nguyên liệu
- Ép chưa kiệt bã lắm
Smartcook JES-3897OL là dòng máy ép chậm mini không thể bỏ qua cho người sống một mình hoặc có nhu cầu uống nước ép với tần suất thấp. Máy ép chậm Smartcook JES-3897OL đến từ thương hiệu đồ gia dụng uy tín Elmich nên bạn hoàn toàn yên tâm về chính sách và hỗ trợ kỹ thuật của hãng.
Máy ép hoa quả chậm Smartcook JES-3897OL nổi bật ở thiết kế nhỏ gọn (chỉ to cỡ một chiếc smartphone) và trọng lượng chỉ hơn 1 kg, rất dễ lắp đặt và di chuyển. Thiết kế của chiếc máy ép chậm này không có gì đặc biệt, giống với đa phần máy ép trục đứng nói chung.
Công suất của máy ép tốc độ chậm Smartcook JES-3897OL là 130W, cao nhất trên thị trường hiện nay khi so với các máy ép chậm mini khác (máy ép chậm 3S LC-02ME Lazychef công suất 100W và Nineshield KBF6B là 80W). Tuy nhiên, với mức công suất 130W thì Smartcook JES-3897OL cũng chỉ ép hiệu quả các nguyên liệu mềm, đã cắt nhỏ. Nếu bạn ép rau củ quả quá cứng như cóc, ổi hay cà rốt, hay xơ dài như cần tây thì máy sẽ dễ bị kẹt, không ép được.
Nhìn chung, máy ép chậm mini Elmich Smartcook JES-3897OL làm nước ép kém hiệu quả hơn dòng máy gia đình với công suất 150W trở lên. Nhưng với mức giá chỉ 1.000.000 đồng thì Smartcook JES-3897OL là sản phẩm đáng cân nhắc cho những người độc thân hoặc dùng nước ép không thường xuyên.
6. Máy ép chậm trục ngang Omega CNC82S/CNC82R
Máy ép chậm trục ngang cao cấp (Giá tham khảo: 6.990.000 đồng)
- Công suất: 200W
- Số vòng quay: 80 vòng/phút
- Kích thước: 160x416x314 mm
- Trọng lượng: 5,9 kg
Ưu điểm:
- Thiết kế trục ngang không kẹt bã
- Có thể điều chỉnh 5 mức độ kiệt bã
- Có thể làm mỳ sợi
- Có 2 màu để lựa chọn
Nhược điểm:
- Ống tiếp nguyên liệu nhỏ
- Giá khá cao
Omega CNC82S là chiếc máy ép chậm trục ngang hiện đại nhờ trang bị nắp ở đầu trục ép giúp điều chỉnh mức cài đặt siết bã. Đây là tính năng đặc biệt không hề có ở các máy ép chậm trục đứng hay trục ngang giá rẻ. Nhờ nắp trục ép này mà máy ép chậm Omega CNC82S còn có thể làm mì sợi. Omega CNC82S là dòng máy mới nhất của Omega, nâng cấp lên 5 mức siết bã so với model trước đó là CNC80S và thân máy được thiết kế nhẹ nhàng, thanh thoát hơn dòng máy ép chậm Omega H3000 của hãng.
Cũng như các dòng máy ép chậm trục ngang khác, Omega CNC82S thích hợp nhất để ép rau xanh và rau quả có xơ dài như cần tây hay dứa.
Omega là một thương hiệu máy ép chậm có tiếng ở Mỹ nhưng chưa quá phổ biến ở Việt Nam. Bạn có thể yên tâm về chế độ bảo hành, hỗ trợ kỹ thuật vì Omega có gian hàng chính hãng tại Việt Nam.
7. Máy ép chậm Kuvings NS-321CBM2
Vận hành bền bỉ, phù hợp với gia đình nhiều người (Giá tham khảo: 10.440.000 đồng)
- Công suất: 240W
- Số vòng quay: 60 vòng/phút
- Khoang chứa nước ép: 400 ml
- Khoang chứa nguyên liệu: 2 lít
- Kích thước: 575x260x360 mm
- Trọng lượng: 11,28 kg
Ưu điểm
- Ép được mọi loại thực phẩm, kiệt bã
- Trang bị 3 bộ lọc
- Hoạt động liên tục 30 phút
- Có thể ép nguyên quả
- Thiết kế đẹp mắt, sang trọng
- Vận hành êm ái
Nhược điểm
- Giá cao
- Trọng lượng máy nặng
Kuvings là hãng đồ gia dụng Hàn Quốc nổi tiếng với dòng máy ép trái cây chậm. Cùng với Hurom, Panasonic, máy ép chậm Kuvings là lựa chọn tốt nhất hiện nay cho dòng sản phẩm cao cấp. Tuy giá thành hơi cao, nhưng chất lượng sản phẩm rất tốt và hoàn toàn xứng đáng với giá tiền.
Máy ép chậm Kuvings NS-321CBM2 sử dụng công nghệ ép chậm J.M.C.S bằng lực cưỡng bức được cấp bằng sáng chế tại Hàn Quốc. Với công suất cao (240W), chiếc máy ép chậm NS-321CBM2 của Kuvings có khả năng ép mọi loại nguyên liệu, cho lượng nước ép nhiều và sánh mịn.
Điểm nổi bật của máy xay ép đa năng Kuvings NS-321CBM2 là được trang bị 3 loại lưới lọc, gồm lưới lọc mịn, lưới lọc sinh tố (smoothies) và lưới lọc làm kem (sorbet). Tuy nhiên, bạn cần thay bộ lọc riêng cho đúng nhu cầu nên Kuvings NS-321CBM2 không tiện lợi bằng Hurom H300 (tích hợp bộ lọc 3 trong 1)
Một đặc điểm nổi bật nữa của Kuvings NS-321CBM2 là miệng máy ép rộng giúp ép nguyên quả, tự cắt nhỏ nguyên liệu, giúp tiết kiệm thời gian đáng kể.
Máy ép chậm Kuvings NS-321CBM2 có thể vận hành liên tục 30 phút mà không nóng máy nhờ chế độ tự làm mát, rất xứng đáng là dòng máy cao cấp. Vì thế, dòng máy ép chậm này phù hợp với gia đình đông người, hoặc quán cafe.
Theo review chung của mình thì máy ép chậm Kuvings NS-321CBM2 có nhược điểm là giá cao và máy nặng. Tuy nhiên, chiếc máy này hội tụ đủ mọi tính năng và công nghệ hiện đại của máy ép chậm, nên mức giá này cũng hoàn toàn xứng đáng.
Nếu bạn muốn muốn mua một chiếc máy ép chậm Kuvings giá rẻ hơn, hãy tham khảo model Kuvings NS-621CBM2 (6.666.000 đồng) với công nghệ tương tự NS-321CBM2, nhưng chỉ có một bộ lọc (bạn cần mua bộ lọc làm kem và bộ lọc sinh tố riêng). Tham khảo đường link mua hàng tại đây.
8. Máy ép chậm Gilux GLT25
Máy ép chậm giá rẻ (Giá tham khảo: 1.389.000 đồng)
- Công suất: 200W
- Số vòng quay: Không có thông tin
- Khoang chứa nước ép: Không có thông tin
- Kích thước: Không có thông tin
- Trọng lượng: Không có thông tin
Ưu điểm
- Tự động cắt nguyên liệu, ép nguyên quả
- Khoang ép siêu rộng
- Giá thành rẻ
Nhược điểm
- Ép chưa kiệt bã
- Máy dễ kẹt nếu ép nguyên liệu có xơ dài.
Máy ép chậm Gilux GLT25 là dòng máy giá rẻ, với thiết kế gần giống với máy ép chậm Hurom H400, với khoang nguyên liệu siêu rộng, trục ép tự cắt rau củ quả và khay đựng bã tích hợp ở phía sau máy. Thiết kế này rất tiện lợi vì Gilux GLT25 có thể ép nguyên quả, giảm thiểu thời gian chuẩn bị nguyên liệu.
Mặc dù máy ép chậm Gilux GLT25 được khai báo công suất 200W nhưng thực tế máy ép không được kiệt bã lắm. Nước ép thành phẩm còn lẫn nhiều xơ và thịt quả, mức độ kiệt bã khoảng 75% – 85%. Với kết quả này thì không khó lý giải tầm giá rẻ của chiếc máy ép chậm này. Cũng như các dòng máy ép chậm trục đứng khác, Gilux GLT25 cũng dễ bị kẹt khi ép các đoạn nguyên liệu có xơ dài, bạn cần lưu ý cắt nhỏ nguyên liệu trước khi ép.
Tóm lại, với mức giá thực sự rẻ so với mặt bằng chung của máy ép chậm (chỉ khoảng 1,4 triệu đồng) thì bạn không nên có kỳ vọng quá cao về hiệu suất ép của Gilux GLT25. Bạn nên đầu tư chiếc máy này nếu túi tiền eo hẹp, chỉ cần bỏ thêm vài phút để lọc nước ép và ép thêm bã qua rây là bạn đã có những ly nước ép tươi ngon rồi.
9. Máy ép chậm Panasonic PAVH-MJ-L500SRA
Thiết kế nhỏ gọn, hạn chế tắc bã (Giá tham khảo: 6.130.000 đồng)
- Công suất: 150W
- Số vòng quay: 45 vòng/phút
- Kích thước: 185x176x432 mm
- Trọng lượng: 4 kg
Ưu điểm
- Trang bị 2 bộ lọc
- Có cần gạt tự động tránh kẹt bã
- Thiết kế gọn nhẹ
- Tiết kiệm điện năng
- Thương hiệu nổi tiếng
Nhược điểm
- Ống tiếp nguyên liệu nhỏ.
- Nước ép chưa thực sự mịn
- Giá hơi cao so với tính năng
Máy ép chậm Panasonic PAVH-MJ-L500SRA là lựa chọn hàng đầu cho những người yêu thích sự gọn nhẹ. Với trọng lượng chỉ cỡ 4 kg, Panasonic PAVH-MJ-L500SRA nhẹ hơn nhiều so với các dòng máy ép chậm gia đình khác.
Điểm nổi bật trong thiết kế của máy ép tốc độ chậm Panasonic PAVH-MJ-L500SRA là chiếc gạt tự động lắp xung quanh lưới lọc, nhằm giữ cho lưới lọc không bị tắc khi sử dụng. Tuy nhiên, bạn vẫn cần cắt nhỏ những loại nguyên liệu nhiều xơ dài như cần tây để tránh nghẽn máy nhé.
Máy ép trái cây chậm Panasonic PAVH-MJ-L500SRA chỉ có 2 bộ lọc là bộ lọc nước ép và bộ lọc làm kem, kém đa dạng hơn so với các dòng máy cao cấp. Hơn nữa, bộ lọc của máy chưa thực sự hiệu quả, chỉ ép kiệt bã được khoảng 90%, còn nhiều thịt quả ở trong nước ép khiến nước ép khá giống sinh tố.
Chọn mua máy ép trái cây chậm tốt như thế nào?
Để chọn mua máy ép chậm tốt nhất, bạn hãy dựa trên các kinh nghiệm sau đây:
- Trục ngang hay trục đứng tùy sở thích
- Tốc độ quay của trục ép từ 30 đến 90 vòng/phút
- Bộ lọc đa dạng
- Thời gian hoạt động liên tục ít nhất 15 phút
- Công suất máy ít nhất 150W
- Giá cả vừa túi tiền
- Thương hiệu uy tín và chất lượng
Định nghĩa và cách đánh giá mỗi tiêu chí sẽ được hướng dẫn cụ thể trong phần tiếp theo của bài viết. Bạn có thể tìm thấy các thông số mà mình đề cập trong phần “Thông số kỹ thuật” của mỗi sản phẩm.
Trục ngang hay trục đứng tùy sở thích
Trục ép là bộ phận được thiết kế dạng rãnh xoắn, thường được làm bằng nhựa và gắn với mô tơ của máy ép. Trục ép là bộ phận quan trọng nhất của máy ép vì nó sẽ thực hiện nhiệm vụ tách riêng phần bã và phần nước có trong nguyên liệu.
Có 2 dạng trục ép là trục ép đứng và trục ép ngang, được đặt tên dựa theo phương của trục ép so với phần thân máy. Ưu điểm và nhược điểm của 2 loại máy ép chậm trục đứng và trục ngang như sau:
- Máy ép chậm trục đứng: Ưu điểm của máy ép chậm dạng trục đứng là tiết kiệm diện tích và có thể thiết kế khoang nguyên liệu lớn nên tiết kiệm thời gian cắt nhỏ rau củ quả. Tuy nhiên, nhược điểm của máy ép chậm kiểu đứng là ép rau lá kém hiệu quả, nguyên liệu nhiều xơ dễ bị kẹt ở trục ép.
- Máy ép chậm trục ngang: Máy ép chậm trục ngang có ưu điểm là dễ tháo lắp, ép rau lá xanh hiệu quả và không gây kẹt máy khi ép thực phẩm nhiều xơ. Tuy vậy, nhược điểm của dòng máy ép chậm trục ngang là thiết kế tốn diện tích và ống đẩy nguyên liệu nhỏ, đòi hỏi bạn cắt nhỏ nguyên liệu và phải đẩy nguyên liệu xuống trục ép khi máy vận hành.
Cả hai kiểu trục ép của máy ép chậm đều có những lợi thế và hạn chế riêng. Vì thế, việc lựa chọn giữa hai kiểu trục ép hoàn toàn phụ thuộc vào sở thích của bạn.
Tốc độ quay của trục ép từ 30 đến 90 vòng/phút
Tốc độ quay của trục ép cho biết độ nhanh hay chậm của việc ép nguyên liệu. Trục ép sẽ sinh nhiệt khi hoạt động, tuy vậy chưa có nghiên cứu khoa học cụ thể nào về tác động của nhiệt lượng sinh ra bởi trục ép đến các dưỡng chất có trong rau củ quả. Vì thế, chưa thể kết luận máy ép nhanh sinh ra nhiệt lượng phá hủy các chất dinh dưỡng trong nước ép.
Mục đích của việc xem xét tốc độ quay từ 30 đến 90 vòng/phút là đảm bảo bạn mua được đúng máy ép chậm chứ không phải máy ép nhanh. So sánh chi tiết về 2 loại máy ép này được mình trình bày trong bài viết có tiêu đề “So sánh máy ép chậm và máy ép nhanh: Mua loại nào tốt hơn?”
Bộ lọc đa dạng
Bộ lọc của máy ép chậm (hay còn gọi là lưới lọc) là bộ phận thực hiện nhiệm vụ loại bỏ xơ và thịt quả ra khỏi hỗn hợp nước ép. Lưới lọc có thể được làm bằng nhựa hoặc inox, với kích thức lỗ hoặc rãnh khác nhau. Có 3 loại lưới lọc là lưới lọc thô, lưới lọc mịn và lưới lọc làm kem.
- Lưới lọc thô (tên gọi khác là lưới lọc sinh tố) có kích thước lỗ lọc lớn nhất, dùng để ép hoa quả mềm. Do kích thước lỗ lọc lớn nên một phần thịt quả sẽ lẫn vào nước ép khiến thành phẩm có dạng đặc sánh, gần giống với sinh tố, nhưng nước ép sẽ không đặc như khi bạn dùng máy xay sinh tố.
- Lưới lọc mịn là lưới lọc có lỗ cực nhỏ, dùng để ép các nguyên liệu cứng hoặc có nhiều xơ. Kích thước lỗ lọc nhỏ giúp tách phần nước và bã triệt để, nên nước ép sẽ rất mịn.
- Lưới lọc làm kem gần như không có lỗ và thường được làm từ chất liệu nhựa. Nhờ thiết kế này mà phần thịt quả không bị tách ra mà được đẩy toàn bộ qua cửa xả bã, tạo ra món kem hoa quả đông lạnh.
Các máy ép chậm đơn giản thường chỉ có 1 bộ lọc, trong khi các dòng sản phẩm máy ép chậm cao cấp thường có 2 hoặc 3 bộ lọc để thay thế, hoặc tích hợp bộ lọc 3 trong 1. Một chiếc máy ép tốc độ chậm tốt, nên mua, cần được trang bị bộ lọc đa dạng để có thể làm được nhiều món khác nhau.
Thời gian hoạt động liên tục ít nhất 15 phút
Thời gian hoạt động liên tục đề cập đến khả năng máy ép chậm hoạt động mà không cần nghỉ ngơi để làm nguội động cơ.
Máy ép chậm gia đình loại tốt nên hoạt động liên tục được 15 phút trở lên, vì đó là thời cần thiết để bạn có thể làm nước ép cho cả gia đình. Một số dòng máy ép cao cấp của hãng Kuvings hay Kuchen có thể hoạt động liên tục lên đến 30 phút, thích hợp cho các bữa tiệc nhiều người hay quán kinh doanh nước ép. Nếu bạn mua máy ép trái cây tốc độ chậm cho cá nhân sử dụng thì không cần quan tâm đến tiêu chí này.
Công suất máy ít nhất 150W
Công suất máy ép chậm là chỉ số thể hiện lượng điện năng tiêu thụ mỗi giờ khi sử dụng máy, đo bằng đơn vị watt (W). Công suất cũng cho biết độ mạnh yếu của động cơ khi vận hành, nghĩa là máy ép chậm có công suất càng lớn thì ép càng khỏe và có thể ép được các loại nguyên liệu đông lạnh hoặc củ quả cứng như ổi, cóc, củ dền,…
Khi lựa chọn máy ép trái cây chậm, bạn nên chọn mua dòng máy có công suất từ 150W trở lên. Đây là mức công suất tối thiểu để máy ép chậm ép kiệt bã được các nguyên liệu mềm và cứng vừa phải.
Giá cả vừa túi tiền
Mức giá hợp lý cho một chiếc máy ép chậm tốt tại thị trường Việt Nam, để sử dụng tại nhà, là 1,5 triệu đồng trở lên. Giá thành của máy ép tốc độ chậm chia làm 3 phân khúc.
- Phân khúc giá rẻ: Dưới 2 triệu đồng. Máy ép chậm giá rẻ thường có dung tích khoang chứa nước ép nhỏ, công suất thấp, bã ép còn chứa khá nhiều nước.
- Phân khúc giá trung bình: Từ 2 đến 5 triệu đồng. Máy ép chậm thuộc phân khúc giá trung bình là phổ biến nhất và được ưa chuộng nhất. Chúng thường có thiết kế đẹp, khoang nguyên liệu lớn giúp giảm thời gian chuẩn bị, bộ lọc đa dạng, ép kiệt bã.
- Phân khúc cao cấp: Trên 5 triệu đồng. Máy ép chậm cao cấp thường được trang bị khoang nguyên liệu lớn, chế độ cắt nguyên liệu tự động, công suất cao, ép được mọi loại nguyên liệu với lượng nước ép tối đa, hoạt động liên tục trong thời gian dài, tính năng chống kẹt bã, dễ vệ sinh.
Cân nhắc cả 2 yếu tố tính năng và giá cả thì một chiếc máy ép chậm giá từ 2 đến 5 triệu đồng là tốt và hợp lý nhất cho gia đình.
Thương hiệu uy tín và chất lượng
Thương hiệu uy tín là những hãng có chính sách bán hàng, chế độ và thời gian bảo hành rõ ràng, có đội ngũ kỹ thuật có thể hỗ trợ bạn khi cần. Thương hiệu máy ép chậm chất lượng là những hãng chuyên về sản phẩm gia dụng, có công nghệ ép chậm tiên tiến hoặc độc quyền.
Nên mua máy ép chậm hãng nào tốt? Các hãng máy ép chậm tốt nhất hiện nay là: Hurom, Kuvings, Olivo, Panasonic, Kalite, Elmich, Omega, Venko và Gilux.
Máy ép chậm Hurom loại nào tốt nhất?
Dòng máy ép chậm Hurom tốt nhất hiện nay là Hurom H400 với mức giá 11.440.000 đồng. Máy ép chậm Hurom H400 có khả năng ép nguyên quả tiện lợi, thiết kế dễ tháo lắp, không bị kẹt máy mà nước ép lại ngon và rất mịn. Hãng Hurom có nhiều mẫu máy ép chậm khác nhau ở nhiều mức giá, bạn hãy đọc thêm bài đánh giá máy ép chậm Hurom của mình để lựa chọn được dòng sản phẩm phù hợp.
Máy ép chậm Kuvings loại nào tốt?
Dòng máy ép chậm Kuvings tốt nhất hiện nay là NS-321CBM2 với mức giá tham khảo là 10.440.000 đồng. Máy ép trái cây chậm Kuvings NS-321CBM2 có miệng ống lớn, ép được nhiều loại trái cây cho ra chất lượng nước ép ngon, hoạt động liên tục được 30 phút và có tính năng tự ngắt khi quá nhiệt. Kuvings NS-321CBM2 là máy ép chậm mà các gia đình đông người và hàng quán nên mua.
Máy ép chậm Bosch có tốt không?
Máy ép chậm Bosch là sản phẩm tốt, chất lượng cao với bộ lọc đa dạng, thiết kế chắc chắn nhỏ gọn, chất liệu an toàn, độ ồn thấp khi vận hành và cho ra nước ép rất mịn. Tuy nhiên, công suất của máy hơi thấp (chỉ 150W) trong khi giá thành của máy ép chậm Bosch khá cao (khoảng 6 triệu đồng), lại ít model để lựa chọn (cửa hàng chính hãng của Bosch chỉ có 2 model máy ép chậm là Bosch MESM500W và Bosch MESM731M).
Máy ép chậm Korihome có tốt không?
Máy ép chậm Korihome là sản phẩm tốt và có nhiều điểm độc đáo như có 7 chế độ ép được lập trình sẵn, chế độ rửa tự động. Tuy nhiên, thiết kế của máy khá cồng kềnh, có quá nhiều phụ kiện, giá thành khá cao (6.200.000 đồng) và không có đại lý chính hãng tại Việt Nam.
Máy ép chậm Hafele có tốt không?
Máy ép chậm Hafele là sản phẩm tốt, đến từ thương hiệu uy tín và chất lượng của Đức, có cửa hàng chính hãng tại Việt Nam. Máy ép chậm Hafele có thiết kế chắc chắn, công suất 150W – 200W và tương tự với hầu hết các dòng máy ép chậm kiểu đứng trên thị trường. Tuy nhiên, chỉ có 2 model máy ép chậm Hafele đang được bán tại Việt Nam là Hafele GS-133N (họng nhỏ) và HS-J42S (họng lớn) nên ít lựa chọn cho người tiêu dùng.
Máy ép chậm Klarstein có tốt không?
Máy ép chậm Klarstein là sản phẩm tốt và có công suất rất lớn so với dòng máy gia đình. Hiện tại ở Việt Nam chỉ có một model là máy ép chậm Klarstein 400W, là một trong những sản phẩm máy ép tốc độ chậm công suất cao nhất hiện nay. Ưu điểm của máy ép chậm Klarstein 400W là nước ép mịn, có gạt chống kẹt bã, ép được rau củ quả cứng, nhưng nhược điểm là máy cồng kềnh và chỉ có một loại lưới lọc.
Máy ép chậm của Đức loại nào tốt?
Một số model máy ép chậm tốt của Đức mà bạn có thể mua tại Việt Nam được liệt kê dưới đây:
- Unold 78265 3 in 1 (2.850.000 đồng): Bộ lọc đa dạng, thiết kế gọn gàng.
- Klarstein 400W (3.450.000 đồng): Công suất lớn
- Hafele JE230-BL (7.549.300 đồng): Cao cấp
- Bosch MESM731M (4.390.000 đồng): Bộ lọc đa dạng
- Caso SJW550 (2.950.000 đồng): Công suất khá lớn, có 3 lưới lọc
- Lebenlang LBSS0404 (2.999.000 đồng): Dễ sử dụng nhưng giá hơi cao so với tính năng
- Bovacs EP168 (1.290.000 đồng): Mini, phù hợp với cá nhân, không làm được kem.
Máy ép chậm là gì?
Máy ép chậm là thiết bị hoạt động dựa trên tốc độ quay chậm của trục ép (từ 30 đến 90 phút/vòng), nhờ đó tách riêng được phần nước có trong rau củ quả ra khỏi phần bã, tạo ra thành phẩm là những cốc nước ép thơm ngon. Máy ép chậm có tên tiếng Anh là slow juicer, cold press juicer hay masticating juicer. Trong tiếng Việt, máy ép chậm còn được gọi là máy ép tốc độ chậm, máy ép trái cây (hoa quả) chậm, để phân biệt với dòng máy ép nhanh.
Cấu tạo của máy ép chậm bao gồm các bộ phận chính là động cơ giảm tốc và trục ép (trục vít), các bộ phận phụ là ống tiếp nguyên liệu, lưới lọc, khoang chứa nước ép (với vòi ra nước ép và vòi ra bã ép), khay đựng nước ép và bã, dụng cụ nhồi nguyên liệu, dụng cụ vệ sinh máy.
Máy ép chậm khác gì máy ép nhanh?
Máy ép chậm khác máy ép nhanh chủ yếu ở tốc độ quay của trục vít. Máy ép chậm hoạt động ở tốc độ quay thấp, từ 30 đến 90 vòng/phút. Trong khi đó, máy ép nhanh (hay còn gọi là máy ép ly tâm) có tốc độ quay của trục ép lên đến 2500 vòng/phút. Máy ép nhanh là sản phẩm hoạt động dựa trên nguyên lý của lực ly tâm, trục ép quay tốc độ cao tạo ra lực văng mạnh để đẩy nguyên liệu ra ngoài, từ đó sinh ra lực ép mạnh giúp tách nước ra khỏi bã.
Ngoài ra, máy ép chậm và máy ép nhanh còn khác biệt ở nhiều khía cạnh khác, bao gồm chất lượng và lượng nước ép thành phẩm thu được, tính năng, cấu tạo, thiết kế trục ép, tiếng ồn khi hoạt động và quá trình vệ sinh. Các tiêu chí này được phân tích cụ thể trong bài so sánh của mình, bạn hãy tham khảo để biết thiết bị nào tốt hơn và nên mua máy ép chậm hay máy ép nhanh.
Có những loại máy ép chậm nào?
Tùy vào tiêu chí phân loại mà có các loại máy ép chậm khác nhau. 3 cách phân loại phổ biến của máy ép rau củ quả chậm là:
- Phân loại theo trục ép có máy ép chậm trục đứng và máy ép chậm trục ngang. Máy ép chậm dạng trục đứng có trục vuông góc với mặt sàn, trong khi máy ép chậm dạng trục ngang có trục ép nằm song song với mặt sàn.
- Phân loại theo kích thước có máy ép chậm mini và máy ép chậm gia đình. Máy ép chậm mini có kích thước nhỏ gọn và công suất thấp (chỉ khoảng 100W – 130W). Máy ép chậm gia đình có kích thước lớn hơn, công suất từ 150W trở lên.
- Phân loại theo giá thành có máy ép chậm giá rẻ, giá trung bình và cao cấp. Máy ép chậm giá rẻ nằm ở khoảng giá 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng. Máy ép chậm giá trung bình có giá từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng. Sản phẩm máy ép chậm cao cấp có giá từ 5 triệu đồng trở lên.
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về các loại máy ép chậm và câu trả lời:
- Máy ép chậm trục ngang loại nào tốt? Máy ép chậm trục ngang tốt nhất hiện nay là Venko VS30 (giá tham khảo: 1.710.000 đồng). Ngoài ra, một số mẫu máy ép chậm dạng trục ngang tốt là Olivo SJ22, Omega H3000 và Philips HR1891.
- Máy ép chậm mini loại nào tốt nhất? Máy ép chậm mini tốt nhất hiện nay là Elmich Smartcook JES-3897OL. Một số máy ép chậm cỡ nhỏ tốt khác là Mokkom, LazyChef LC-02ME, Bovacs EP168.
- Máy ép chậm loại nào tốt và giá rẻ? Máy ép chậm giá rẻ và tốt nhất hiện nay là Venko VS30 trục ngang, với mức giá chỉ 1.710.000 đồng. Một số loại máy ép chậm tốt giá dưới 2 triệu mà bạn nên mua là Elmich JEE-1855OL, Sunhouse Mama SHD5512, Lebenlang LBSS0404.
- Máy ép chậm nào cao cấp nhất? Máy ép chậm cao cấp nhất hiện nay là Hurom H400 với mức giá 11.440.000 đồng. Ngoài ra, với dòng máy ép tốc độ chậm chất lượng và giá trên 5 triệu đồng, bạn có thể chọn mua Panasonic PAVH-MJ-L500SRA, Omega CNC82S/CNC82R, Smeg SJF01 và các sản phẩm của Kuvings.
Máy ép chậm có tác dụng gì?
Tác dụng chính của máy ép chậm là làm nước ép từ rau củ quả, với chất lượng nước ép ngon hơn và tạo ra lượng bã ít hơn so với máy ép ly tâm. Một chiếc máy ép tốc độ chậm tốt có thể ép được hầu như mọi loại nguyên liệu, bao gồm quả mềm (như dưa leo, bưởi, cà chua,…), củ quả cứng (như cóc, ổi, cà rốt,…) , rau lá xanh (như rau má, cải xoăn, cải bó xôi,..), rau nhiều xơ (như cần tây).
Ngoài ra, máy ép trái cây chậm có thể làm được nhiều món khác, gồm sữa hạt, kem, đậu phụ, nước cốt dừa. Bạn hãy tham khảo bài viết về cách làm món ngon với máy ép chậm để được hướng dẫn làm những món ăn này.
Tóm lại, máy ép chậm là sản phẩm chăm sóc sức khỏe hữu ích cho gia đình hiện đại, thường xuyên sử dụng nước ép như một phần của việc chăm sóc dinh dưỡng cho mỗi cá nhân.
Máy ép chậm có ưu điểm và nhược điểm gì?
Ưu điểm của máy ép chậm là:
- Máy ép chậm có hiệu suất cao, tạo ra nhiều nước ép và ít bã. Nước ép thành phẩm của máy ép tốc độ chậm ngon, hầu như không bị tách nước, bảo toàn được vitamin, khoáng chất, hợp chất thực vật, enzyme có trong nguyên liệu ép.
- Cách sử dụng máy ép chậm đơn giản, tháo lắp dễ dàng, vệ sinh không quá phức tạp và tốn thời gian.
- Độ ồn của máy ép chậm nhỏ, không ảnh hưởng đến sinh hoạt gia đình.
- Máy ép trái cây chậm đa chức năng, có thể làm nhiều món khác ngoài nước ép, như sữa hạt, đậu phụ, kem,…
Nhược điểm của máy ép chậm là:
- Giá thành của một chiếc máy ép rau củ quả chậm tốt cao hơn nhiều so với máy ép nhanh.
- Tốc độ ép chậm gây mất thời gian.
- Một số dòng sản phẩm máy ép chậm có kích thước cồng kềnh, chiếm diện tích.
- Một vài mẫu máy ép chậm có thiết kế ống tiếp liệu nhỏ sẽ gây mất thời gian chuẩn bị nguyên liệu.
Máy ép chậm nào kiệt bã nhất?
Không có câu trả lời cụ thể cho loại máy ép chậm kiệt bã nhất, do mức độ kiệt bã còn phụ thuộc vào nguyên liệu và đánh giá chủ quan của người sử dụng. Tỷ lệ % nước được ép ra từ nguyên liệu do các hãng máy ép chậm công bố cũng không có tính so sánh vì phương pháp đo lường, nguyên liệu và điều kiện môi trường khi ép không được chuẩn hóa giữa các hãng.
9 loại máy ép hoa quả chậm được gợi ý và review trong bài viết này đều được người dùng đánh giá là ép kiệt bã. Bạn có thể tham khảo phần đánh giá chi tiết ở phần đầu bài viết để lựa chọn sản phẩm phù hợp.
Ngoài ra, cách sử dụng máy ép chậm cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ép kiệt nước từ rau củ quả. Bạn hãy đọc thêm bài viết có tiêu đề “6 bí quyết sử dụng máy ép chậm tốt nhất cho sức khỏe” của Duyên trên website tranthuyduyen.net để biết cách dùng thiết bị hiệu quả nhất.
Máy ép chậm loại nào dễ vệ sinh?
Loại máy ép chậm dễ vệ sinh nhất là dạng máy ép chậm trục ngang, trong đó model tốt nhất hiện nay là Venko VS30. Ngoài ra, các máy ép chậm Hurom có khoang chứa nguyên liệu lớn (gồm series H200, H300, H400) đều dễ vệ sinh, do thiết kế rất dễ tháo lắp.
Máy ép chậm loại nào dễ tháo lắp?
Loại máy ép chậm dễ tháo lắp nhất hiện nay là các series H200, H300 và H400 của hãng Hurom. Nói chung, hầu như tất cả các máy ép chậm đều dễ tháo lắp, do cấu tạo đơn giản, ít bộ phận.
Sử dụng máy ép tốc độ chậm như thế nào?
Việc sử dụng máy ép chậm được thực hiện qua 4 bước như sau:
- Bước 1 – Làm sạch các chi tiết máy trước khi lắp: Các chi tiết máy cần vệ sinh sạch sẽ trước khi dùng bao gồm khoang nguyên liệu, dụng cụ nhồi, trục ép, bộ lọc, khoang chứa nước ép, cốc đựng bã và nước ép. Để làm sạch các bộ phận đó, bạn chỉ cần sửa chúng dưới vòi nước sạch. Mục đích của bước 1 là loại bỏ mọi nguyên liệu thừa còn kẹt lại trong máy, nấm mốc và vi khuẩn (nếu có).
- Bước 2 – Lắp máy ép chậm: Thứ tự lắp các bộ phận của máy ép chậm là khoang chứa nước ép gắn vào thân máy, sau đó lần lượt đến lưới lọc, trục ép và ống tiếp nguyên liệu. Trên lưới lọc và khoang chứa nước ép thường có ký hiệu để bạn khớp đúng vị trí 2 bộ phận này. Mỗi model máy ép chậm có thể có cách lắp khác nhau, bạn cần tham khảo Hướng dẫn sử dụng máy trước khi lắp ráp.
- Bước 3 – Sơ chế nguyên liệu làm nước ép: Rửa sạch các nguyên liệu và cắt chúng thành miếng nhỏ, ngắn, vừa với kích thước ống tiếp nguyên liệu. Với các loại máy có ống tiếp liệu rộng, bạn có thể đưa nguyên quả vào máy ép.
- Bước 4 – Khởi động máy ép chậm: Bạn khởi động máy bằng cách nhấn nút “Bật/On”. Đa phần máy ép chậm chỉ có 1 công tắc 2 chiều với một chiều ép và một chiều đảo trục. Từ từ cho nguyên liệu làm nước ép vào máy và dùng dụng cụ nhồi ấn rau củ quả chậm rãi xuống trục ép. Nếu máy bị kẹt, hãy nhấn nút “Đảo chiều/Reverse” và gỡ bớt xơ khỏi máy. Tắt máy khi máy đã ép hết nước từ nguyên liệu rau củ quả.
Ngoài 4 bước trên, bạn còn cần biết các nguyên tắc dùng máy ép chậm để máy đạt hiệu quả tốt nhất, đó là: sơ chế các nguyên liệu ép đúng cách, đưa rau củ quả vào máy đúng thứ tự và từ từ, dùng đúng loại lưới lọc, không ép lại bã và làm sạch máy ép ngay sau khi dùng xong. Bạn cũng cần nắm được các sai lầm cần tránh để có thể thu được nước ép trái cây ngon, giàu dinh dưỡng nhất.
Vệ sinh máy ép chậm như thế nào?
Để vệ sinh máy ép chậm, trước hết bạn cần tháo các chi tiết của máy theo thứ tự ngược lại so với khi lắp máy. Sau đó, bạn sử dụng nước rửa chén để cọ rửa kỹ từng bộ phận rồi tráng lại với nước sạch. Bộ phận khó vệ sinh nhất là lưới lọc, bạn cần sử dụng bàn chải chuyên dụng (được trang bị kèm với máy ép tốc độ chậm) để loại bỏ hết xơ, thịt quả ra khỏi lỗ lọc. Phơi các bộ phận đã rửa sạch ở nơi khô ráo và thoáng mát. Cuối cùng, bạn dùng khăn mềm để lau các vết bụi bẩn bám ở thân máy.