[2025] Review top 5 máy trộn bột để bàn tốt nhất và cách chọn

Cập nhật lần cuối:

Máy trộn bột, còn được gọi là máy đánh trứng để bàn hay máy nhào bột, là một thiết bị nhà bếp được thiết kế để trộn, nhào, và đánh các loại bột, trứng, và nguyên liệu khác nhằm chuẩn bị các món ăn và bánh ngọt.

Nên mua máy trộn bột loại nào? 5 máy trộn bột tốt nhất trên thị trường hiện nay được tổng hợp dưới đây:

  1. Máy trộn bột để bàn tốt nhất: Gourmetmaxx 5L (2.500.000 đồng)
  2. Máy trộn bột để bàn đa năng: Silvercrest (3.950.000 đồng)
  3. Máy trộn bột để bàn cao cấp: Zacme 7L (8.500.000 đồng)
  4. Máy trộn bột để bàn giá rẻ: Venko (1.280.000 đồng)
  5. Máy trộn bột để bàn mini: Bluestone HMB-6383 (2.900.000 đồng)
  6. Máy trộn bột và ủ bột giá rẻ: Bear B50V1 (1.690.000 đồng)

Để mua được một chiếc máy đánh bột làm bánh tốt, các tiêu chí sau đây cần được xem xét: công suất, dung tích và chất liệu thố trộn, đầu trộn bột, tốc độ trộn và giá cả. Cách đánh giá các tiêu chí kể trên sẽ được hướng dẫn cụ thể ở phần sau của bài viết này.

Máy trộn bột là thiết bị dễ sử dụng với cách dùng trực quan và dễ hiểu, được dùng để làm nhiều món ăn như đánh kem, làm các loại bánh, trộn nguyên liệu, làm ruốc,… Máy trộn bột để bàn phù hợp để nhào bột nặng hơn máy trộn bột cầm tay – thiết bị chỉ phù hợp để đánh bột nhão và chất lỏng.

1. Máy trộn bột Gourmetmaxx 5L

Máy trộn bột gia đình tốt nhất (Giá tham khảo: 2.500.000 đồng)

Máy trộn bột Gourmetmaxx 5L
Máy trộn bột Gourmetmaxx 5L

Thông số kỹ thuật:

  • Công suất: 1500W
  • Dung tích tô trộn: 5 lít
  • Chất liệu tô trộn: Inox
  • Tốc độ: 06 cấp độ
  • Trọng lượng: 5kg

Ưu điểm:

  • Công suất mạnh mẽ
  • Có nắp chống văng bắn
  • 6 tốc độ trộn
  • Hoạt động êm, không rung lắc
  • Máy nhiều màu đẹp
  • Giá cả hợp lý

Nhược điểm:

  • Không có tính năng hẹn giờ

Gourmetmaxx 5L là chiếc máy trộn bột gia đình tốt nhất hiện nay nhờ công suất lớn và giá cả vừa phải. Sản phẩm máy trộn bột Gourmetmaxx 5L đến từ thương hiệu Gourmet của Đức và có cửa hàng chính hãng tại Việt Nam. Máy nhồi bột Gourmetmaxx 5L có công suất 1500W mạnh mẽ và dung tích tô trộn 5 lít, giúp bạn trộn được tối đa 800 gram bột khô.

Máy trộn bột gia đình Gourmetmaxx trang bị 6 tốc độ dễ chỉnh bằng núm xoay, kèm theo 3 đầu trộn tiện lợi.

  • Tốc độ 1, 2, 3: kết hợp với càng móc câu, dùng để bột nặng.
  • Tốc độ 3, 4: Dùng với phới trộn tam giác để trộn bột nhão, trộn salad, làm chả giò, chà bông (ruốc).
  • Tốc độ 5, 6: Dùng để đánh bông trứng và đánh kem với phới lồng.

Máy nhồi bột Gourmetmaxx 5L có nhiều màu sắc đẹp và hiện đại, tô trộn inox bền và dễ vệ sinh, chân đế hút giúp máy không rung lắc mạnh khi hoạt động.

Nói chung, Gourmetmaxx 5L là chiếc máy trộn bột có thiết kế đẹp và chắc chắn, tính năng hợp lý và giá cả phải chăng. Hãy chọn máy trộn bột Gourmetmaxx 5L cho gia đình nếu bạn yêu thích làm bánh tại nhà.

2. Máy nhào bột Silvercrest

Máy trộn bột đa năng (Giá tham khảo: 3.950.000 đồng)

Máy nhào bột Silvercrest đa năng
Máy nhào bột Silvercrest

Thông số kỹ thuật:

  • Công suất: 1300W
  • Dung tích tô trộn: 6,3 lít
  • Chất liệu tô trộn: Inox
  • Tốc độ trộn: 10 cấp độ + Turbo
  • Trọng lượng: 8 kg

Ưu điểm:

  • Công suất mạnh mẽ
  • Tô trộn bột lớn
  • Kết hợp máy xay sinh tố
  • Thiết kế sang trọng, tinh tế
  • Nhiều tốc độ, dễ điều chỉnh
  • 3 càng trộn chất lượng cao

Nhược điểm:

  • Máy hơi ồn khi chạy ở tốc độ cao

Máy trộn bột Silvercrest là loại máy trộn bột đa năng nên mua nhất hiện nay, kết hợp máy trộn bột với máy xay sinh tố trong một sản phẩm, ở mức giá hợp lý. Máy trộn bột Silvercrest nhào trộn bột khoẻ, không rung lắc nhiều khi hoạt động và trộn được 1 kg bột khô, đánh được 15 quả trứng, 1 lít kem,… nhờ dung tích tô trộn 6,3 lít.

Điểm nổi bật của máy trộn bột Silvercrest là được trang bị 10 tốc độ và chức năng Turbo, giúp việc nhào trộn, chế biến thực phẩm được chính xác và mang lại kết cấu tốt nhất. 3 đầu trộn được làm bằng thép không gỉ và phủ lớp chống dính Teflon an toàn cho sức khỏe.

Điểm khác biệt của máy trộn bột đa năng Silvercrest là được trang bị 01 cối xay sinh tố bằng thuỷ tinh dày dặn, dung tích 1,5 lít. Chỉ một số ít máy trộn bột trên thị trường hiện nay kết hợp với máy xay sinh tố.

Hãy chọn máy trộn bột Silvercrest nếu bạn có ngân sách dư giả và chưa có máy xay sinh tố. Thiết bị này sẽ giúp việc làm bếp và làm bánh trở nên đơn giản hơn, mà lại tiết kiệm không gian bếp.

3. Máy trộn bột công nghiệp ZACME 7L

Máy trộn bột cao cấp (Giá tham khảo: 8.500.000 đồng)

Máy trộn bột gia đình Zacme 7L dung tích và công suất lớn
Máy trộn bột gia đình Zacme 7L

Thông số kỹ thuật:

  • Công suất: 1500 W
  • Dung tích tô trộn: 7 lít
  • Chất liệu tô trộn: Thép không gỉ
  • Tốc độ trộn: 11 cấp độ
  • Trọng lượng: 13 kg

Ưu điểm:

  • Động cơ DC rất khỏe
  • 11 tốc độ trộn
  • 3 phới trộn bằng inox 304 đi kèm
  • Tô trộn bằng thép không gì có tay cầm 2 bên
  • Có thể điều chỉnh độ cao của phới
  • Có khóa nâng (Lift Lock)
  • Chế độ đếm ngược thời gian trộn bột
  • Chân đế chống trượt

Nhược điểm:

  • Giá thành cao
  • Trọng lượng máy khá nặng

Nên mua máy trộn bột loại nào thì không thể bỏ qua dòng máy trộn bột cao cấp ZACME 7L của Ý. Máy trộn bột ZACME 7L được trang bị động cơ DC với công suất cao lên đến 1500 W, cùng tô trộn có dung tích lớn (7 lít), giúp trộn bột nhanh chóng và hiệu quả. ZACME 7L có khả năng trộn 1,5 kg bột khô, 25 quả trứng, 2 kg kem, 2 lít sữa,… cực kỳ phù hợp với người kinh doanh làm bánh hoặc gia đình lớn.

Điểm đặc biệt của máy trộn bột Zacme 7L là có đến 11 cấp độ trộn điều chỉnh bằng núm xoay cơ, cho phép bạn sử dụng linh hoạt theo nhu cầu, đi kèm với đó là tính năng đếm ngược giờ tiện lợi. 3 phới trộn của máy bao gồm càng móc (Dough Hook), càng lồng (Whisk) và càng chân vịt (Beater), dùng để trộn nhiều loại nguyên liệu khác nhau.

Máy trộn bột ZACME 7L được nhiều người dùng đánh giá tốt với khả năng hoạt động êm ái, hầu như không phát sinh tiếng ồn trong quá trình trộn bột. Mặc dù có giá thành cao (8.500.000 đồng), xong với hiệu năng vượt trội và thiết kế tỉ mỉ, ZACME 7L là sự lựa chọn phù hợp cho các tiệm bánh hoặc gia đình có nhu cầu sử dụng nhiều.

4. Máy trộn bột để bàn Venko

Máy trộn bột giá rẻ (Giá tham khảo: 1.280.000 đồng)

Máy trộn bột giá rẻ Venko
Máy trộn bột để bàn Venko

Thông số kỹ thuật:

  • Công suất: 700 W
  • Dung tích: 3,5 lít
  • Chất liệu tô trộn: Inox 304
  • Tốc độ trộn: 6 cấp độ
  • Trọng lượng: 3 kg

Ưu điểm:

  • 6 cấp độ trộn tăng dần
  • 3 đầu trộn trộn được nhiều loại thực phẩm
  • Nắp chống văng trong suốt dễ quan sát bên trong
  • Chế độ tự ngưng khi nâng thân máy lên
  • Chân đế 4 mút cố định chống rung lắc

Nhược điểm

  • Không có nhược điểm ở tầm giá này

Venko là dòng máy trộn bột thuộc phân khúc giá rẻ nhưng vẫn đáp ứng tốt nhu cầu trộn bột cơ bản. Máy trộn bột Venko có 6 cấp độ tăng dần, phù hợp để trộn các loại thực phẩm khác nhau:

  • Cấp độ 1 – 2: Dùng để trộn các loại salad, rau củ.
  • Cấp độ 3 – 4: Dùng để trộn bột, đánh ruốc, nghiền khoai tây,…
  • Cấp độ 5 – 6: Dùng để đánh kem, đánh trứng,…

Máy trộn bột Venko có 3 đầu trộn đi kèm là đầu nhào bột, lồng đánh trứng và đầu trộn chữ Y, tương tự như các dòng máy trộn bột khác.

Ngoài ra, máy trộn bột giá rẻ Venko còn được trang bị các phụ kiện và tính năng tiện lợi như: nắp đậy trong suốt chống bụi, chống văng, giúp thêm nguyên liệu dễ dàng trong quá trình trộn; đế cố định 4 mút chống rung lắc khi sử dụng trên mặt phẳng; tính năng tự động dừng khi nâng thân máy lên, giúp đảm bảo an toàn cho người dùng.

Tóm lại, Duyên đánh giá máy trộn bột Venko không có nhược điểm với mức giá 1.280.000 đồng. Venko phù hợp để sử dụng cho gia đình nhỏ với nhu cầu làm bánh cơ bản và mức chi tiêu vừa phải.

5. Máy trộn bột Bear B50V1

Máy trộn và ủ bột giá rẻ (Giá tham khảo: 1.690.000 đồng)

Máy trộn bột Bear B50V1 có tính năng ủ bột
Máy trộn bột Bear B50V1

Thông số kỹ thuật:

  • Công suất: 200W
  • Dung tích tô trộn: 5 lít
  • Chất liệu tô trộn: Inox
  • Tốc độ trộn: N/A
  • Trọng lượng: N/A

Ưu điểm:

  • Trộn và ủ bột kết hợp
  • Dễ cho thêm nguyên liệu khi máy hoạt động
  • Có tính năng hẹn giờ
  • Màn hình LED thể hiện thời gian

Nhược điểm:

  • Nhồi bột lâu
  • Không điều chỉnh được tốc độ nhồi
  • Không có phới trộn, đánh trứng
  • Bảng điều khiền tiếng Trung

Bear B50V1 là máy trộn bột có thiết kế và tính năng khác biệt so với những sản phẩm được review trong bài viết này. Máy trộn bột Bear B50V1 chỉ có một que nhào bột dạng dẹt cong và được kết hợp chức năng ủ bột ở 35℃ – 40℃. Bear B50V1 rất tiện lợi với chức năng ủ bột lên men nhưng lại thiếu đi khả năng trộn bột nhão và đánh trứng.

Khả năng nhào bột của máy trộn bột Bear 5L B50V1 được người dùng đánh giá khá tốt. Tuy nhiên, thời gian nhồi bột khá lâu do công suất của Bear B50V1 thấp (200W).

Tóm lại, máy trộn bột Bear B50V1 là sản phẩm giá rẻ, thích hợp cho những người mới tập làm bánh hoặc có nhu cầu sử dụng đơn giản, ít làm bánh ngọt.

Lựa chọn máy trộn bột như thế nào?

Kinh nghiệm chọn mua máy trộn bột chất lượng được liệt kê dưới đây:

  1. Công suất hoạt động ít nhất 300W
  2. Dung tích tô trộn bột phù hợp lượng bột cần trộn
  3. Chất liệu tô trộn bột là inox cao cấp hoặc nhựa ABS
  4. Đầu trộn bột đa dạng
  5. Tốc độ trộn từ 2 cấp độ trở lên
  6. Giá cả vừa túi tiền

Công suất hoạt động ít nhất 300W

Nên chọn máy trộn bột gia đình có công suất 300W – 500W, phù hợp với các công việc đơn giản như đánh trứng, đánh kem, nhồi bột khối lượng 300 gram. Người làm bánh kinh doanh nên chọn dòng máy trộn bột chuyên nghiệp có công suất 1000W – 1500W.

Công suất của máy trộn bột là lượng điện năng mà thiết bị này tiêu thụ mỗi giờ và cho biết độ mạnh của động cơ. Công suất của máy trộn bột trên thị trường hiện nay từ 300W – 2000W.

Dung tích tô trộn bột phù hợp lượng bột cần trộn

Dung tích của tô trộn cần phù hợp với lượng thực phẩm hay lượng nguyên bạn thường sử dụng. Nên chọn mua máy trộn bột có dung tích tô trộn bột 3 – 4 lít cho gia đình, phù hợp để nhà 200 – 500 gram bột mỗi lần. Hãy mua máy trộn bột chuyên dụng với dung tích cối trộn 5 – 8 lít nếu bạn cần nhào 0,7 – 2 kg bột mỗi lần. Dung tích tô trộn là yêu tố cần được xem xét kỹ để đảm bảo chọn được máy trộn bột tốt nhất cho nhu cầu sử dụng.

Chọn máy trộn bột có dung tích tô trộn hợp lý
Các kích cỡ dung tích tô trộn bột

Chất liệu tô trộn bột là inox cao cấp hoặc nhựa ABS

Inox và nhựa ABS là 2 chất liệu phổ biến nhất được dùng để làm cối trộn của máy trộn bột. Mỗi chất liệu có ưu – nhược điểm khác nhau.

  • Inox là một hợp kim thép không gỉ có khả năng chống ăn mòn và oxy hóa tốt. Tô trộn bằng inox dễ vệ sinh và có độ bền cao, nhưng giá thành cao hơn tô trộn bằng nhựa ABS.
  • Nhựa ABS là một loại nhựa tổng hợp cứng và bền, an toàn cho sức khỏe. Tô trộn làm bằng nhựa ABS nhẹ, chống va đập tốt và giá rẻ, nhưng dễ bị xước và biến dạng nếu tiếp xúc lâu dài với nhiệt.

Đầu trộn bột đa dạng

Đầu trộn bột (càng trộn bột, que trộn) là thành phần quan trọng của máy trộn bột làm bánh, được sử dụng để nhào và trộn các nguyên liệu đều và mịn. Có nhiều loại đầu trộn bột với mục đích sử dụng khác nhau là:

  • Càng móc có thiết kế hình còng, thích hợp cho việc nhào bột để làm bánh mì, bánh ngọt và các loại bánh có cấu trúc đặc.
  • Càng chân vịt có thiết kế dẹp và có lưỡi dao mảnh, phù hợp với các loại bột có cấu trúc nhão
  • Càng lồng có thiết kế nhiều dây kim loại nhỏ, dùng để đánh trứng, kem và các loại nguyên liệu nhẹ.
3 loại phới trộn của máy trộn bột
Các loại phới trộn của máy trộn bột

Thiết kế của từng loại đầu trộn bột phụ thuộc vào từng dòng máy. Máy trộn bột phải được trang bị càng móc (Dough Hook), vì đây là đầu trộn dành riêng cho việc nhào bột. Inox là chất liệu đầu trộn bột tốt nhất vì có độ bền cao, chống ăn mòn và dễ vệ sinh, không phản ứng hóa học với thực phẩm và có tính thẩm mỹ lâu dài.

Tốc độ trộn từ 2 cấp độ trở lên

Số lượng tốc độ trộn tùy thuộc vào loại máy, thường từ 2 đến 9 cấp độ. Chỉ cần mua máy trộn bột có 2 cấp độ nếu bạn chỉ làm các loại bánh cơ bản như bánh mì. Nên mua những dòng máy trộn bột nhiều cấp độ hơn nếu bạn cần đánh bông kem hoặc làm meringue.

Giá cả vừa túi tiền

Giá cả của máy nhồi bột để bàn phụ thuộc vào thương hiệu và dung tích cối. Mức giá hợp lý của một chiếc máy nhồi bột gia đình tốt trên thị trường hiện nay là 1 – 6 triệu đồng.

Máy trộn bột để bàn là gì?

Máy trộn bột để bàn (hay máy nhồi bột, máy đánh trứng để bàn) là thiết bị gia dụng dùng để trộn, nhào và đánh bột một cách tự động, rất hữu ích với người làm bánh. Máy trộn bột giúp người dùng tiết kiệm thời gian và công sức so với việc trộn bột bằng tay. Máy trộn bột có tên tiếng Anh là stand mixer.

Cấu tạo của máy nhồi bột gồm những bộ phận chính sau:

  • Thân máy: là giá đỡ gắn với chân đế, phần lớn được làm từ thép không gỉ, hoặc nhựa ABS. Thân máy chứa động cơ và các bộ phận điều khiển.
  • Bát trộn (Tô trộn, cối trộn): là bộ phận chứa đựng nguyên liệu trộn. Tô trộn được làm bằng inox hoặc nhựa chịu lực.
  • Nắp đậy: Giúp bột không bị bắn ra ngoài khi trộn.
  • Càng nhào bột (Đầu trộn, phới trộn): Là bộ phận gắn liền với động cơ, có thể tháo rời và có nhiệm vụ trộn nguyên liệu. Có nhiều loại càng khác nhau như càng dạng lồng, càng móc câu, càng chân vịt.
  • Bộ điều khiển: Gồm nút bấm hoặc màn hình điều khiển tốc độ và thời gian trộn.
Cấu tạo máy trộn bột để bàn
Cấu tạo máy trộn bột để bàn

Máy nhào bột khác gì máy đánh trứng cầm tay?

Những điểm khác biệt giữa máy nhào bột và máy đánh trứng cầm tay được thể hiện trong bảng dưới đây:

Tiêu chíMáy nhào bộtMáy đánh trứng cầm tay
Thiết kếLớn, đặt trên bànNhỏ gọn, cầm tay
Công suấtCao (300W – 1000W)Thấp (100W – 300W)
Tác dụngTrộn, nhào bột nặngĐánh trứng, đánh kem, trộn nhẹ
Loại đầu trộnCàng trộn, càng nhàoĐầu đánh trứng, đầu trộn nhẹ

Máy đánh trứng cầm tay (hand mixer) là thiết bị gia dụng nhỏ gọn, được cầm và điều khiển trực tiếp bằng tay, dùng để đánh trứng, kem, và trộn các nguyên liệu nhẹ nhàng. Nên mua máy đánh trứng cầm tay nếu bạn chỉ có nhu cầu đánh các hỗn hợp lỏng, nhẹ. Tham khảo review máy đánh trứng cầm tay trên Blog Tranthuyduyen để lựa chọn sản phẩm tốt nhất.

Máy đánh trứng cầm tay có thể trộn bột không?

Máy đánh trứng cầm tay có thể trộn bột được nhưng chỉ trộn bột nhẹ và số lượng ít. Máy đánh trứng cầm tay có công suất thấp nên dễ bị hỏng và cháy máy nếu nhào bột nặng. Nên dùng máy nhồi bột để bàn nếu cần trộn bột đặc hoặc số lượng lớn.

Máy trộn bột làm được những gì?

Máy trộn bột có nhiều công dụng như trộn và nhào bột làm bánh, đánh trứng, đánh kem tươi, trộn gia vị để làm sốt, nước chấm và các món ăn khác như xúc xích, lạp xưởng.

Sử dụng máy trộn bột như thế nào?

Các bước sử dụng máy trộn bột để bàn được hướng dẫn dưới đây:

  1. Bước 1 – Chuẩn bị nguyên liệu: Chuẩn bị đủ các nguyên liệu như bột, nước, gia vị. Sơ chế nguyên liệu (nếu cần).
  2. Bước 2 – Lắp đặt và chuẩn bị máy: Đặt máy trên bề mặt phẳng và ổn định. Lắp đặt tô trộn và đầu trộn theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Lựa chọn đầu trộn phù hợp với loại bột cần trộn (càng dạng lồng để đánh trứng, càng móc câu để nhồi bột ướt, và càng chân vịt (càng tam giác) để nhồi bột khô).
  3. Bước 3 – Thêm nguyên liệu vào máy: Đưa bột và các nguyên liệu khác vào tô trộn theo tỷ lệ và thứ tự phù hợp với công thức món ăn.
  4. Bước 4 – Đặt và điều chỉnh tốc độ: Bật máy và chọn tốc độ phù hợp với loại bột và kết cấu cần trộn. Bắt đầu từ tốc độ chậm và tăng dần nếu cần thiết.
  5. Bước 5 – Theo dõi và điều chỉnh quá trình trộn: Quan sát quá trình trộn để đảm bảo bột và nguyên liệu được trộn đều và mịn.
  6. Bước 6 – Dừng và kiểm tra kết quả: Dừng máy khi bột đã được trộn đều và đạt độ nhão mong muốn. Kiểm tra và chỉnh sửa nếu cần thiết trước khi sử dụng bột.
  7. Bước 7 – Vệ sinh máy trộn bột ngay sau khi sử dụng: Tắt nguồn điện trước khi vệ sinh. Tháo tô trộn và đầu trộn để rửa sạch bằng nước rửa chén. Lau khô các bộ phận và lắp lại máy khi hoàn tất
Chia sẻ bài viết này:
Photo of author
Viết bởi Trần Thùy Duyên

Trần Thuỳ Duyên là Huấn luyện viên sức khỏe toàn diện IIN (IIN Health Coach) từ năm 2022, chuyên về dinh dưỡng và lối sống lành mạnh. Với hơn 10 năm kinh nghiệm nấu ăn và am hiểu sâu sắc về thiết bị nhà bếp, cô mang đến những đánh giá chân thực và gợi ý hữu ích về các thiết bị hiện đại như nồi chiên không dầu, máy ép chậm, máy làm sữa hạt và nồi áp suất. Là người sáng lập Blog Tranthuyduyen, Duyên chia sẻ công thức nấu ăn lành mạnh và trải nghiệm sử dụng các thiết bị bếp nhằm giúp người dùng đơn giản hóa bữa ăn dinh dưỡng hàng ngày.

error: Content is protected !!